3 phương pháp thử thai kỳ quái thời cổ đại

Vào cái thời mà que thử thai chưa ra đời, ông bà của ông bà của ông bà chúng ta đã có những phương cách thử thai nghe qua đã thấy sai. Nhưng kỳ lạ là, một số phương pháp lại đặc biệt chính xác...

Từ buổi bình minh của nhân loại, người ta vì nhiều lý do đã cố công tìm ra phương pháp chẩn đoán mang thai của các bà mẹ. Ở thời đại này, khi mà chúng ta đã quá quen với phương pháp nghiệm thai hCG hay các que thử tiện dụng, nhỏ gọn thì ở trải dọc chiều dài lịch sử, việc nghiệm thai vẫn ẩn chứa nhiều bí kỹ hấp dẫn và kỳ lạ.

1. Người Ai Cập cổ đại thử thai bằng mầm hạt lúa mì

3 phương pháp thử thai kỳ quái thời cổ đại
Phương pháp thử khó tin nhưng... có thật của người Ai Cập cổ đại.

Cách thức thử thai xuất hiện lâu đời nhất mà người ta từng được biết đến bắt nguồn từ nền văn minh Ai Cập cổ đại. Phương pháp thử được mô tả trong các mảnh văn tự ghi trên giấy Papyrus ở Carlsberg. Trong các tài liệu y học cổ đại này, người ta đề cập rằng phụ nữ sẽ... đi tiểu trên một nắm hạt mầm lúa mạch và lúa mỳ. Nếu hạt lúa mì không nảy mầm được thì người phụ nữ không mang thai. Nếu hạt lúa mạch nảy mầm, người phụ nữ mang thai con trai. Nếu hạt lúa mỳ nảy mầm thì họ mang thai con gái.

Ngạc nhiên thay, một cuộc thí nghiệm kiểm chứng vào năm 1963 cho thấy phương pháp thử này có thể là... thật. 70% các trường hợp nước tiểu của phụ nữ mang thai thực sự là ngũ cốc mọc mầm, trong khi nước tiểu của các trường hợp nam phụ lão ấu còn lại không làm mầm lúa mọc lên.

2. Trong khi đó, người Hy Lạp cổ đại sử dụng mật ong và hành

3 phương pháp thử thai kỳ quái thời cổ đại
Một nữ hộ sinh thời Hy Lạp cổ đại.

Người Hy Lạp cổ đại lại có cách chèn một củ hành vào âm đạo và để qua đêm. Nếu người phụ nữ không mang thai thì hơi thở của cô ấy sẽ có mùi hành vào sáng hôm sau. Nguyên lý của phương pháp này là, nếu không mang thai, dạ con của người phụ nữ sẽ trống rỗng, khiến cho mùi hành... đi thẳng từ dưới lên trên mà không bị chặn lại. Do mùi hành khá nồng, người ta sẽ dễ dàng ngửi thấy nên họ sử dụng hành, đôi khi cũng được thay thế bằng các loại vảo bông thơm.

Ngoài ra người Hy Lạp cổ đại còn một phương pháp thử nữa, đó là uống hỗn hợp nước và mật ong vào ban đêm. Nếu đêm hôm đó người phụ nữ bị đầy bụng và chuột rút thì nhiều khả năng là cô đã có thai.

3. Từ thời Trung Cổ, người ta đã biết xét nghiệm nước tiểu phụ nữ để thử thai

3 phương pháp thử thai kỳ quái thời cổ đại
Nhìn màu đoán thai - phương pháp thử thai độc nhất vô nhị của người Trung Cổ. Công bằng mà nói, nếu người phụ nữ đi tiểu ra màu xanh dương hay xanh lá thì nhiều khả năng đứa bé sẽ là The Incredible Hulk mất.

Công bằng mà nói, phương pháp thử thai ở thời Trung Cổ vừa kỳ quặc hơn lại vừa... văn minh hơn. Vào thời kỳ này, họ sử dụng cách quan sát nước tiểu của người phụ nữ và sử dụng màu sắc để nghiệm thai. Phương pháp này được người Trung Cổ thần thánh hóa tới mức họ gọi đây là phương pháp... "nước tiểu tiên tri".

Ngoài phương pháp này, các bác sĩ thời Trung Cổ cũng đang sử dụng các hình thức kiểm tra thai khác ở nước tiểu. Một trong số đó là đặt một cây kim vào nước tiểu của người phụ nữ. Nếu người phụ nữ mang thai, cây kim sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc đen. Một phương pháp có cơ sở khoa học hơn là trộn nước tiểu của phụ nữ với rượu và quan sát màu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News