'Sứ giả mùa xuân' có nguy cơ tuyệt chủng

Sau 20 năm nữa, có thể chúng ta sẽ không còn cơ hội chứng kiến cảnh chim én chao liệng trên trời báo hiệu mùa xuân.

Trong 15 năm qua, số lượng chim én giảm khoảng 40% và chúng có thể biến mất nếu con người không tiến hành các biện pháp bảo vệ. Đa phần én thích làm tổ trên gờ dưới mái chìa và hốc trong tường. Tuy nhiên, kỹ thuật xây dựng hiện đại, xu hướng xây nhà mái bằng và hoạt động sửa chữa nhà khiến cho việc én tìm nơi làm tổ trở nên khó khăn.

"Những tòa nhà hiện đại khiến én không thể tìm kiếm chỗ để trú ẩn và sinh con. Loài chim này sẽ tuyệt chủng trước năm 2028 nếu chúng ta không bảo vệ chúng", Edward Mayer, chủ tịch Tổ chức Bảo tồn chim én thế giới, phát biểu. Tổ chức này kêu gọi các công ty xây dựng tạo ra những ngôi nhà mà én có thể làm tổ.

"Én chỉ cần một hốc nhỏ trên tường hoặc gờ nhỏ trên mái nhà. Chúng là những vị khách hiền lành, sạch sẽ và có thể làm cho cuộc sống của bạn trở nên thi vị hơn. Nếu én làm tổ trên mái nhà của bạn, chúng sẽ chỉ ở đó 12 tuần trong một năm rồi lại bay đi nơi khác", Mayer nói. 

'Sứ giả mùa xuân' có nguy cơ tuyệt chủng

Én là một trong những loài chim bay nhanh nhất nhờ biết cách thay đổi hình dạng của đôi cánh. Chúng có thể vượt qua quãng đường 7.500 km trong 13 ngày. Ảnh: Daily Mail.


Mayer cũng khẳng định chim én là loài có lợi đối với con người vì chúng ăn các loài côn trùng bay - tác nhân gieo rắc nhiều bệnh đặc trưng tại các vùng nhiệt đới. Nếu én tuyệt chủng, sốt rét, sốt xuất huyết và nhiều bệnh khác sẽ hoành hành khắp toàn cầu.

Én là một trong những loài chim có khả năng bay lượn tốt nhất. Chúng hiếm khi đậu xuống và sử dụng phần lớn thời gian trong không trung để săn mồi và cặp đôi. Thậm chí én có thể ngủ khi đang bay. Én phân bố ở các vùng nhiệt đới và ôn đới. Mỗi năm chúng bay qua hàng vạn km để tránh đông. Tốc độ của chúng vào mùa xuân cao hơn mùa thu 2- 6 lần. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do chim én háo hức trở về tổ vào mùa xuân để tìm kiếm bạn tình và nơi trú ngụ tốt hơn.

Một con én bay ít nhất 200.000 km mỗi năm và trung bình 4,5 triệu km trong suốt cuộc đời, tương đương 6 chuyến đi lên mặt trăng rồi quay lại, hoặc khoảng 100 vòng quanh trái đất. Én biết cách thay đổi hình dạng của đôi cánh để bay nhanh mà không mất nhiều sức lực. Chúng có thể đạt tốc độ 14-20 mét/giây. Nếu các máy bay có cơ chế thay đổi hình dạng cánh như chim én thì tốc độ của chúng có thể tăng lên gấp 3 lần, đồng thời lại tiết kiệm được nhiên liệu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Theo Sputnik, dân làng ở Indonesia đã giúp giải cứu con trăn khổng lồ dài tới 10 mét trên đường Axis 10 dẫn đến thành phố Palopo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News