Loài chim 'lăng nhăng' nhất hành tinh

Các nhà khoa học khẳng định chim sẻ sống ở vùng đầm lầy mặn tại Mỹ là loài có hành vi giao phối bừa bãi nhất trong thế giới chim.

Loài chim 'lăng nhăng' nhất hành tinh

Chim sẻ Ammodramus caudacutus. Ảnh: Chris Elphick.

BBC cho biết, chim sẻ Ammodramus caudacutus sống trong những đầm lầy ngập mặn dọc bờ biển nước Mỹ. bang Connecticut. Chris Elphick - một giáo sư của Đại học Connecticut, Mỹ - đã nghiên cứu loài chim này trong nhiều năm. Ông cùng các cộng sự phân tích ADN của chim sẻ và quan sát hành vi giao phối của chúng.

"Chúng tôi nhận thấy mọi ổ trứng đều là sản phẩm của hai chim trống trở lên. Hai chim non cùng tổ nhưng khác cha là hiện tượng cực kỳ phổ biến", Elphick cho biết.

Nhóm của Elphick phát hiện ít nhất 95% chim mái giao phối với hơn một chim trống trong một lứa. Trung bình mỗi ổ trứng là sản phẩm của 2,5 con trống. Những tổ mà trong đó mỗi chim non có một cha khác nhau chiếm tỷ lệ 1/3.

"Xác suất để hai chim non cùng tổ có chung một cha chỉ vào khoảng 23%", Elphick nói.

Loài chim 'lăng nhăng' nhất hành tinh

Chim trống và chim mái không kết đôi để làm tổ. Ảnh: 1000birds.com

Một số hành vi của chim sẻ Ammodramus caudacutus khá kỳ lạ so với phần lớn loài chim biết hót. Chẳng hạn, chim trống và chim mái không kết đôi để làm tổ. Chim trống cũng không tham gia vào quá trình nuôi con. Chúng làm tổ giữa đầm lầy ngập mặn nên rất dễ bị những đợt sóng lớn tấn công. Trong khi đó, những cơn sóng cực lớn xuất hiện 4 tuần một lần - vừa đủ thời gian để chim mái nuôi lớn một lứa con.

Giáo sư Elphick cho rằng hành vi giao phối bừa bãi của chim sẻ mái là cách thức đối phó với môi trường sống đầy rủi ro.

"Nếu chim sẻ mất con vì sóng lớn, chúng sẽ phải làm lại tổ ngay lập tức để sinh ra những quả trứng mới", BBC dẫn lời Elphick.

Điều đó có nghĩa là chim mái không có nhiều thời gian để tìm kiếm những con trống tốt nhất. Vì thế xác xuất để chúng giao phối với những con trống "chất lượng kém" tăng lên. Để lũ con được hưởng những bộ gene tốt nhất, chim mái buộc phải giao phối với nhiều con trống.

"Những con mái cũng có chiến thuật phân tán rủi ro khi chọn cha cho những đứa con", Elphick bình luận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Theo Sputnik, dân làng ở Indonesia đã giúp giải cứu con trăn khổng lồ dài tới 10 mét trên đường Axis 10 dẫn đến thành phố Palopo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News