Thêm nguyên tố 'siêu nặng' trong bảng tuần hoàn Mendeleev

Bảng tuần hoàn Mendeleev sẽ được bổ sung thêm nguyên tố “siêu nặng” thứ 112. Đây là kết quả công trình thí nghiệm sau hơn một thập kỷ của nhóm nhà khoa học Đức.

Tuy nhiên, nguyên tố này chưa có tên. Theo giáo sư Sigurd Hofmann, trưởng nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu ion nặng, cần phải đề xuất một cái tên cho nguyên tố mà họ khám phá ra, trước khi nó chính thức được thêm vào bảng tuần hoàn.

Các thí nghiệm nung chảy mà giáo sư Hofmann cùng đồng nghiệp của ông tiến hành tại trung tâm cho thấy sự tồn tại của các nguyên tố với số lượng nguyên tử từ 107-111. Các nguyên tố này được gọi là “siêu nặng”, số hiệu của chúng đại diện cho số proton và neutron mà chúng mang.

Thêm nguyên tố 'siêu nặng' trong bảng tuần hoàn Mendeleev

Bảng tuần hoàn Mendeleev sẽ được bổ sung thêm nhiều nguyên tố mới.

Để tạo ra nguyên tố thứ 112, đội của giáo sư Hofmann đã sử dụng máy gia tốc có đường hầm dài 120 m để đốt tia nguyên tử kẽm tích điện. Hạt nhân của hai nguyên tố kết hợp với nhau tạo thành hạt nhân của một nguyên tố mới, nặng nhưng không bền. Chúng bắt đầu chia tách hoặc phân rã ngay sau khi hình thành trong vòng vài phần nghìn giây. Dựa vào năng lượng đo được trong thí nghiệm, các nhà khoa học đã tính kích thước của hạt nhân phân rã.

Những thí nghiệm như vậy cho tỷ lệ thành công không lớn, vì thời gian tồn tại của nguyên tố mới là cực ngắn. Do đó, các nhà khoa học tăng sức mạnh cho máy gia tốc để tiến hành thí nghiệm lâu hơn và tìm ra được các nguyên tố không bền và khó kiếm khác. Đây là lý do tại sao phải mất một thời gian dài để tìm ra nguyên tố 112, được Hiệp hội Hóa học nguyên chất và ứng dụng (IUPAC) chính thức công nhận.

IUPAC tạm thời đặt tên nguyên tố là ununbium, với tiền tố “ununbi” là từ phái sinh của số đếm “một một hai” trong tiếng Latinh, nhưng nhóm của giáo sư Hofmann thấy rằng cần phải đề xuất một cái tên chính thức cho nguyên tố này.

Giáo sư Hofmann cũng tiết lộ mục tiêu cao hơn: “Chúng tôi đang tiến hành các thí nghiệm tương tự để tìm ra nguyên tố 120. Hiện nguyên tố này chưa xuất hiện nhưng chúng tôi tin nó tồn tại và với thời gian đốt cháy các tia đủ dài, thì nó sẽ xuất hiện”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News