Tìm thấy gấu trúc bạch tạng hoang dã đầu tiên trên thế giới

Con gấu trúc có cả bộ lông màu trắng được tìm thấy ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọa Long, tại tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. Các nhà khoa học nhận thấy con gấu hoàn toàn khỏe mạnh.

Trung Quốc ngày 25/5 lần đầu công bố hình ảnh một con gấu trúc mắc hội chứng bạch tạng trong môi trường hoang dã, theo South China Morning Post.

Hình ảnh của con gấu trúc đột biến gene được ghi lại vào tháng trước, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọa Long, nằm ở phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. Khu vực đặt camera nằm ở độ cao gần 2.000m so với mặt nước biển.

Tìm thấy gấu trúc bạch tạng hoang dã đầu tiên trên thế giới
Con gấu trúc bạch tạng, với cả bộ lông lẫn móng vuốt đều có màu trắng, được phát hiện ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. (Ảnh: Weibo).

Con gấu trúc độc nhất vô nhị này có đủ những đặc điểm của hội chứng bạch tạng gồm màu lông trắng như tuyết, móng vuốt trắng và cặp mắt màu đỏ.

"Đây là lần đầu tiên hình ảnh một con gấu trúc bạch tạng được ghi lại bằng camera. Điều này cho thấy đã xảy ra đột biến gen trong quần thể loài gấu trúc khổng lồ", Li Sheng, nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh, nhận định.

"Dựa trên bức ảnh, chúng ta thấy con gấu trúc này vẫn khỏe mạnh về thể chất với những bước đi vững chãi. Biến đổi gen có thể không ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của loài", ông đánh giá.

Tuy nhiên, ông Li Sheng cũng cho rằng hội chứng bạch tạng dù không tác động đến thể chất của gấu trúc, vẫn có khả năng làm cho con vật dễ khó lẫn trốn và nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống lẫn khả năng sinh sản của con vật.

Giới chức quản lý khu bảo tồn cho biết sẽ lắp đặt thêm camera để giám sát quá trình phát triển của con gấu trúc bạch tạng, cách nó tiếp xúc với phần còn lại của quần thể và đánh giá liệu bề ngoài lạ thường có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nó hay không. Theo ông Li Sheng, con gấu này chỉ mới một hoặc hai tuổi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao sư tử lại thích săn nhím dù chúng có thể bị đau hoặc chết vì lông nhím?

Vì sao sư tử lại thích săn nhím dù chúng có thể bị đau hoặc chết vì lông nhím?

Trong rất nhiều cuộc chiến giữa sư tử và nhím, hầu như sư tử là loài thua cuộc và phải hứng chịu nhiều vết đâm từ gai nhọn nhất. Điều thú vị là bất chấp bị thương nhưng sư tử vẫn thích tấn công nhím. Tại sao lại như vậy?

Đăng ngày: 26/05/2019
Hàn Quốc

Hàn Quốc "hồi sinh" loài chim tuyệt chủng 40 năm

Nhờ các chương trình nuôi nhốt nhân giống, cò quăm mào đang dần hồi sinh và được thả trở lại tự nhiên ở Hàn Quốc sau 4 thập kỷ.

Đăng ngày: 24/05/2019
Giới khoa học bất ngờ khi thấy tinh tinh ăn thịt rùa

Giới khoa học bất ngờ khi thấy tinh tinh ăn thịt rùa

Trong sự ngỡ ngàng của các nhà khoa học, những con tinh tinh vốn chỉ ăn quả dại và lá cây cùng nhau xé xác con rùa rồi ăn ngon lành.

Đăng ngày: 24/05/2019
Bức hình cho thấy bộ mặt đáng sợ ít người biết về loài sóc hiền lành

Bức hình cho thấy bộ mặt đáng sợ ít người biết về loài sóc hiền lành

Sóc nổi tiếng hiền lành, ai mà nghĩ chúng gặm cả đầu rắn như thế chứ? Và bật mí thêm cho bạn, cái xác rắn ấy còn bị ăn gần hết nữa cơ.

Đăng ngày: 23/05/2019
Mỹ: Tìm thấy tôm hùm đất khổng lồ chưa từng thấy

Mỹ: Tìm thấy tôm hùm đất khổng lồ chưa từng thấy

Một nhân viên công ty cấp thoát nước ở bang Kentucky mới đây đã tìm thấy con tôm hùm đất khổng lồ, lớn nhất từ trước đến nay.

Đăng ngày: 23/05/2019
Động vật hoang dã sinh sôi nảy nở ở nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân

Động vật hoang dã sinh sôi nảy nở ở nơi từng xảy ra thảm họa hạt nhân

Hươu hoang, bò rừng, ngựa Przewalski và 200 loài chim đã sinh sôi nảy nở ở khu vực từng là nơi xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl, ở Pripyat, Ukraine.

Đăng ngày: 22/05/2019
Những loài tôm hùm đất gây hại phổ biến trên thế giới

Những loài tôm hùm đất gây hại phổ biến trên thế giới

Những loài tôm hùm đất như tôm đầm lầy đỏ đang trở thành mối đe dọa với động vật địa phương, hệ sinh thái và các công trình thủy lợi.

Đăng ngày: 21/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News