Top động vật có vú lặn sâu nhất thế giới

Trước đây, kỉ lục loài động vật có vú lặn sâu nhất thế giới thuộc về loài cá nhà táng và á quân là loài hải tượng. Tuy nhiên, kỉ lục này đã bị thay đổi vào tháng 3/2014 khi một nhóm các nhà khoa học phát hiện một loài động vật có vú khác.

1. Quán quân: Cá voi mõm khoằm Cuvier

Top động vật có vú lặn sâu nhất thế giới
Hai mẹ con cá voi mõm khoằm Cuvier.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cascadia, dẫn đầu bởi Gregory Schorr đã phát hiện ra loài cá voi mõm khoằm Cuvier có khả năng lặn sâu đến 2.99m (khoảng 9.816 ft). Đồng thời, loài cá voi này cũng phá vỡ kỷ lục “ở lâu nhất dưới nước” tồn tại trước đó của hải tượng. Chúng có khả năng ở dưới nước 2 giờ 18 phút mà chưa cần ngoi lên để thở.

Cá voi mõm khoằm Cuvier có tên khoa học là Ziphius cavirostris, chúng thuộc họ Ziphiidae, bộ Cetacea. Đây là loài động vật có vú sống dưới nước được mô tả bởi G. Cuvier vào năm 1823. Mặc dù là loài sống gần mặt nước nhưng loài này thích nước sâu hơn 1.000m. Cơ thể của cá voi mỏ khoằm Cuvier là mạnh mẽ và hình điếu xì gà, chúng thường có chiều dài khoảng 6m và nặng khoảng 2.500kg.

2. Á quân: Cá nhà táng

Top động vật có vú lặn sâu nhất thế giới
Cá nhà táng.

Với nghiên cứu của Gregory Schorr, cá nhà táng đã bị “cướp” mất ngôi đầu trong số những loài động vật có vú lặn sâu nhất thế giới. Mặc dù thế, độ sâu mà chúng có thể lặn tới vẫn rất ấn tượng, lên đến 2.250m.

Cá nhà táng có thể lặn sâu nhờ khả năng nín thở lên tới 90 phút. Cấu tạo cơ thể giúp cá nhà táng thích nghi tốt với sự biến thiên đột ngột về áp suất của nước. Lồng ngực linh hoạt giúp chúng tiết kiệm oxy và hạn chế hấp thụ nitơ. Ngoài ra, máu cá voi có lượng hồng cầu cao, giúp chúng mang thêm nhiều dưỡng khí.

3. Giải ba: Hải tượng

Top động vật có vú lặn sâu nhất thế giới
Những con hải tượng đang tắm nắng dưới bãi biển.

Hải tượng hay voi biển là cách gọi thông dụng của một loài động vật có vú sống ở dưới nước là loài “moóc”. Trong số các loài hải tượng, hải tượng Thái Bình Dương (Northern Elephant Seal ) là có khả năng lặn sâu nhất. Chúng có thể lặn tới độ sâu 2.133m.

Vào những năm 1800, hải tượng Thái Bình Dương bị đứng bên bờ tuyệt chủng khi chúng bị săn bắt để làm dầu đèn. Ngày nay, số lượng loài động vật đang dần được phục hồi nhờ những đạo luật bảo vệ mới được ban hành.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Sử dụng robot để khám phá bí ẩn nguồn khoáng sản khồng lồ dưới đáy đại dương

Sử dụng robot để khám phá bí ẩn nguồn khoáng sản khồng lồ dưới đáy đại dương

Trả lời phóng viên, nhà khoa học Thibaut Barreyre cho biết đáy đại dương Trái Đất là khu vực cho tới nay vẫn thuộc vào "điểm mù" của nhân loại.

Đăng ngày: 21/09/2018

"Tiệm cà phê cá mập" ở giữa Thái Bình Dương

Đàn cá mập lớn sinh sống ngoài khơi California di cư tới vùng biển nằm giữa bang Baja California, Mexico và bang Hawaii, Mỹ. Đó là khu vực rộng 260km có biệt danh tiệm cà phê cá mập trắng.

Đăng ngày: 21/09/2018
Giật mình

Giật mình "quả chuối biết bơi" này chính là "thần chết" dưới đáy đại dương

Có khoảng 200 loài cá chình Moray trên khắp thế giới, kích thước của những con cá này có thể từ 25cm cho tới 4m tùy thuộc vào môi trường sống.

Đăng ngày: 20/09/2018
Thôi miên... cá mập, tại sao không?

Thôi miên... cá mập, tại sao không?

Chuyên gia 38 tuổi này vừa khiến người xem trầm trồ khi phô diễn một kỹ thuật thôi miên có tên "bất động liệt cơ" (tonic immobility) gần bờ biển Tiger tại Bahamas.

Đăng ngày: 20/09/2018
Sứa giống vật thể ngoài hành tinh dạt vào bờ biển New Zealand

Sứa giống vật thể ngoài hành tinh dạt vào bờ biển New Zealand

Gia đình Dickinsons bắt gặp vật thể hình cầu nhô lên như ngọn núi lửa màu hồng kỳ lạ hôm 17/9 khi đi dạo dọc bãi biển Pakiri ở phía bắc Auckland, New Zealand, theo Science Alert.

Đăng ngày: 20/09/2018
Loài giáp xác ở Nam Cực biết “bắt cóc” để tự vệ

Loài giáp xác ở Nam Cực biết “bắt cóc” để tự vệ

Pteropod - loài ốc sên biển có kích thước chỉ bằng hạt đậu, bảo vệ cơ thể trong suốt và mỏng manh của mình trước những kẻ săn mồi bằng một hợp chất hóa học mạnh

Đăng ngày: 19/09/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News