Vì sao không nên uống nước khi bị nấc cụt?

Nhiều người thường uống nước khi nấc cụt nhưng đây là một việc làm không nên bởi khá nguy hiểm.

Nấc là hiện tượng sinh lý bình thường. Cơ chế gây ra nấc là do có sự kích thích lên cung phản xạ não - thần kinh hoành hoặc thần kinh hoành - cơ hoành. Một cơn nấc thường kéo dài trung bình từ 5 đến 10 phút nhưng cũng có thể kéo dài đến vài giờ hoặc thậm chí đến vài ngày, đã có ghi nhận trong sách kỉ lục Guiness, cơn nấc kéo dài 68 năm của Charles Osborne (1894-1991). Tần số nấc thay đổi tùy từng người trung bình từ 2 đến 60 lần/ phút.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nấc:

Dạ dày bị giãn căng: Sau khi ăn no, uống các loại nước có gas làm dạ dày bị giãn căng nhanh chóng tạo ra những cơn nấc ngắn, kéo dài không quá 48 giờ.

Thay đổi nhiệt độ: Nhiệt độ thay đổi đột ngột tạo ra cơn nấc. Cơ chế gây ra nấc do nhiệt độ vẫn chưa rõ ràng.

Căng thẳng: Cũng như sự thay đổi nhiệt độ, vẫn chưa tìm được mối liên quan giữa căng thẳng và cơn nấc cụt.

Phẫu thuật: Sau khi phẫu thuật ở vùng ngực và bụng. Dây thần kinh phế vị, thần kinh hoành bị kích thích tạo ra nấc.

Vì sao không nên uống nước khi bị nấc cụt?

Thường thì nấc cụt phát sinh một cách đột nhiên. Bạn vừa cảm thấy phần trên lồng ngực bị co giật từng cơn rất khó chịu thì miệng đã đột nhiên phát ra từng tiếng nấc. Nấc cụt phát sinh nhanh và mất cũng nhanh, thường chỉ kéo dài mấy phút. Hiện tượng này không gọi là bệnh. Nó xuất hiện vì người ta ăn quá nhanh hoặc cười nhiều, hít phải khí lạnh.

Một số người bị nấc cụt lâu khác thường. Đó là biểu hiện của một loại bệnh nào đó như viêm dạ dày, chướng bụng, dạ dày bị phình ra, hoặc các bệnh về cơ hoành, khí quản.

Trong tất cả các trường hợp, nấc cụt đều xuất hiện do cơ hoành co thắt từng đợt. Cơ này nằm giữa lồng ngực và bụng trên, cho nên khi nó bị co thắt thì lồng ngực rất khó chịu. Vì cơ hoành co thắt từng lần đột ngột nên không khí hít vào xung kích lên lưỡi gà cổ họng, phát ra thành tiếng nấc. Có người nói khi bị nấc cụt, nếu uống mấy ngụm nước ấm thì sẽ khỏi nhanh.

Thực ra, khi đó không nên uống nước vì dễ bị sặc vào khí quản. Đó là vì khí quản nằm ở phía trước thực quản, cả hai đều bắt đầu từ cổ họng. Phía trước khí quản có một xương sụn. Khi ta nuốt, khí quản nâng lên, do đó miệng khí quản được xương sụn này đậy lại, nước hoặc thức ăn nhờ thế mà đi vào thực quản, rơi xuống dạ dày.

Khi ta thở, miệng khí quản mở ra. Do khi nấc cụt, ta không chủ động khống chế được khí quản nên rất dễ bị sặc, nước vào khí quản gây nên ho sặc hoặc tắc thở.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bệnh bạch hầu bùng phát ở Tây nguyên?

Tại sao bệnh bạch hầu bùng phát ở Tây nguyên?

Bệnh bạch hầu là một trong những căn bệnh đã có mũi vắc xin tiêm phòng trong chương trình tiêm chủng mở rộng được áp dụng từ nhiều năm nay, vậy tại sao căn bệnh này lại đang lây lan ở các tỉnh Tây Nguyên?

Đăng ngày: 08/07/2020
Cơ thể biến đổi thế nào sau 25 năm làm việc tại gia?

Cơ thể biến đổi thế nào sau 25 năm làm việc tại gia?

Chiếc lưng gù, bụng phệ và mắt đỏ ngầu, đầy quầng thâm, mô hình Susan chính là hình ảnh biến đổi của một người sau 25 năm làm việc tại nhà.

Đăng ngày: 08/07/2020
Người đầu tiên chữa khỏi HIV mà không cần ghép tủy xương

Người đầu tiên chữa khỏi HIV mà không cần ghép tủy xương

Một người đàn ông Brazil có thể là bệnh nhân đầu tiên chữa khỏi HIV mà không cần ghép tủy xương, các nhà nghiên cứu cho biết hôm 7/7.

Đăng ngày: 08/07/2020
Loại thuốc chỉ chữa cho một người trên thế giới

Loại thuốc chỉ chữa cho một người trên thế giới

Đây là biệt dược đầu tiên điều chỉnh để chữa trị cho một bệnh nhân.

Đăng ngày: 07/07/2020
Trung Quốc ghi nhận 1 ca

Trung Quốc ghi nhận 1 ca "cái chết đen" ở Nội Mông, phát cảnh báo bệnh dịch hạch

Chính quyền khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc đã xác nhận một ca mắc bệnh dịch hạch - 'cái chết đen'. Một thành phố tại đây đã phát cảnh báo cấp 3 kéo dài tới cuối năm 2020.

Đăng ngày: 07/07/2020
Cái chết đen: Nỗi ám ảnh bệnh dịch hạch

Cái chết đen: Nỗi ám ảnh bệnh dịch hạch

Cái chết đen là nỗi ám ảnh bệnh dịch hạch xảy ra ở Châu Âu và Châu Á vào những năm giữa thế kỷ XIV.

Đăng ngày: 07/07/2020
Polyp là gì? 4 bộ phận trong cơ thể nếu có polyp thì nguy cơ mắc bệnh ung thư là rất cao

Polyp là gì? 4 bộ phận trong cơ thể nếu có polyp thì nguy cơ mắc bệnh ung thư là rất cao

Một số loại polyp là lành tính nhưng một số loại khác có thể là ác tính. Chính vì vậy, bạn cần chủ động đi khám và chữa trị ngay khi biết trong cơ thể mình có polyp, nhất là khi polyp lại xuất hiện ở một trong 4 bộ phận cơ thể sau.

Đăng ngày: 06/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News