10 câu hỏi về ung thư da
Bạn biết gì về ung thư da? Bạn sẽ làm gì nếu phát hiện nhiều sắc tố trên cơ thể? Làm sao để ngăn ngừa? 10 giải đáp dưới đây sẽ giúp bạn thông suốt.
|
Những tổn thương da đầu ở phụ nữ, thường ít xảy ra, cũng không phải do tiếp xúc ánh nắng.
Hiện chưa có dữ liệu nào so sánh về độ an toàn của hai phương pháp trên. Như chúng ta đã biết, tia UVA và UVB từ mặt trời đều có thể gây ung thư da, tuỳ theo mức độ hấp thụ của mỗi người. Chính vì vậy, chúng ta không thể khẳng định được cách nào tốt hơn. Nhưng cả hai cách trên đều không an toàn trọn vẹn.
Chưa có bằng chứng nào hoặc dấu hiệu cụ thể nào ngăn cản hay khuyến khích bệnh nhân điều trị bằng phương pháp trên. Bởi vì cũng có thể làm tăng rủi ro phát triển sắc tố.
Bệnh còi xương có nguyên nhân do thiếu hụt Vitamin D. Chúng được hấp thụ nhiều vào cơ thể qua ánh nắng. Bạn chỉ nên phơi nắng vào lúc 7 - 8 giờ, mỗi lần 15 - 30 phút, tránh nắng gắt.
Vào giữa mùa hè, chỉ cần tắm nắng khoảng 5 phút. Theo nghiên cứu, cơ thể trẻ em tổng hợp Vitamin D tốt hơn người lớn. Bạn có thể bổ sung Vitamin D bằng thực phẩm có chứa chất này.
Sắc tố luôn luôn xuất hiện từ tế bào sắc tố định hình, hay còn gọi là tế bào biểu bì tạo sắc tố. Những tế bào này thường xuất hiện trên da.
Trong ba loại ung thư da, ung thư biểu mô là phổ biến nhất, nhưng ít gây tử vong. Tế bào biểu mô có vảy không phổ biến và tỉ lệ tử vong là 1/100.
Sắc tố ít phổ biến, nhưng dễ tử vong. Khi sắc tố có độ dày 4mm, khả năng chữa trị của người bệnh chỉ còn 50%. Tuy nhiên, điều kiện quyết định để bạn chữa dứt bệnh này là phát hiện sớm (95%).
Khi có những lo âu về da, bác sĩ chuyên khoa da liễu là người đầu tiên bạn cần liên hệ. Đăc biệt là khi cơ thể bạn đột ngột xuất hiện những vết tàn nhang, nốt ruồi hoặc trong gia đình có người từng bị ung thư. Nên khám định kỳ 4 tháng/lần. Người lớn tuổi (trên 50) nên kiểm tra thường xuyên hơn.
Bệnh ung thư rất ít khi xuất hiện ở tuổi dậy thì, nhưng thanh niên có thể mắc phải. Tỉ lệ ngày càng tăng cao khi người ta lớn tuổi. Vì vậy nếu bạn thấy có dấu hiệu thay đổi như tàn nhang, nốt ruồi to dần, lan dần ra... nên kiểm tra ngay.
Khám tại: Bệnh viện Da liễu, 79B Nguyễn Khuyến, Hà Nội; 2 Nguyễn Thông, Q.3, TP.HCM.
Không, chỉ khoảng 10% trên tổng số ca bệnh có triệu chứng ngứa. Giống như phần lớn các bệnh ung thư trong giai đoạn đầu, các sắc tố không gây đau.
Chúng chỉ làm bạn đau cho tới khi lan rộng ra các phần của cơ thể, nơi có các dây thần kinh. Nhưng dấu hiệu đầu tiên của sắc tố này luôn thay đổi. Ở giai đoạn cuối, người bệnh có thể bị chảy máu.
Thường có màu nâu vàng, nâu sậm, đen hoặc những đốm đỏ, hồng xuất hiện trên da. Những vết này có hình bẹt, lan rộng dần và phát triển rất nhanh. Chúng khác nhau về màu sắc, hình dáng nhưng giống nhau ở chỗ thay đổi màu, hình dạng và kích cỡ.
Yếu tố nguy hiểm nhất dẫn đến sự hình thành các sắc tố là việc có nhiều nốt ruồi. Nếu như bạn có hơn 100 nốt, thì nguy cơ của bạn sẽ cao hơn người khác 10 lần.
Nếu bạn đã từng bị các bệnh ung thư da khác, thì nguy cơ bị sắc tố cao gấp 4 lần. Rủi ro sẽ tăng gấp đôi nếu trong gia đình bạn đã có người bị ung thư sắc tố.
Ngay cả với những người ít ra ngoài trời, các sắc tố cũng có thể "hỏi thăm". Vì vậy không thể lơ là việc kiểm tra.
Gần đây người ta đang nghiên cứu những loại thuốc đặc trị ung thư da. Trong đó, có một số loại thuốc chữa ung thư thành công.
Tuy nhiên, sắc tố là một trong những căn bệnh kháng thuốc. Do đó, khi thấy vài dấu hiệu khác lạ trên da, cần đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, chữa trị kịp thời.