19 điều thú vị về Trái Đất

Trái đất hơn 4,5 tỷ năm của chúng ta là một hành tinh đặc biệt trong vũ trụ. Trái đất tồn tại sự sống và nhiều điều thú vị mà con người chưa khám phá hết.

1. Khí quyển

Khí quyển Trái Đất có cấu trúc phân lớp từ dưới lên trên như sau: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng nhiệt, tầng điện ly. Tầng đối lưu ở gần Trái Đất nhất và cũng là tầng mỏng nhất, đây là nơi hỗ trợ sự sống cho con người. Nó có độ cao từ 0 đến 16km.

2. Sa mạc

Hầu hết sa mạc trên Trái Đất không được cấu tạo hoàn toàn từ cát, 85% trong số đó gồm đá và sỏi. Sahara là sa mạc lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 diện tích châu Phi.

3. Hình dạng của trái đất

Trên thực tế, Trái Đất không thực sự tròn. Nó là một khối cầu dẹt ở hai cực.

4. Khai thác muối biển ở đại dương

Hầu hết muối trong đại dương của chúng ta bắt nguồn từ đá trên bờ, chủ yếu là do nước mưa tự nhiên phá vỡ tính axit của những tảng đá và khiến chúng tan vào nước.

Muối nước biển dày đến nối nếu bạn hòa tất cả đại dương trên thế giới và cô đọng lại, bạn sẽ có một lớp muối dày 152 m bao phủ toàn bộ bề mặt Trái Đất.

5. Biển kín

Biển kín lớn nhất thế giới là Biển Caspi (đôi khi gọi là hồ). Nó nằm ở biên giới giữa hai nước Iran và Nga.

6. Núi

Andes là dãy núi dài nhất thế giới (dài khoảng 7280km), dài thứ hai là dãy núi Rocky, dài thứ ba là dãy Himalaya. Theo ước tính, mỗi khi chúng ta trèo lên núi thêm 300 mét, nhiệt độ giảm xuống từ 0,5 đến 1,5 độ.

7. Hồ sâu nhất thế giới

Hồ sâu nhất thế giới là hồ Baikal. Nó có chiều sâu là 1,63km, chiều dài 643km, chiều rộng khoảng 48km. Hồ Baikal đủ lớn để chứa tất cả lượng nước của 5 hồ lớn nhất tiếp theo.

8. Động đất

Khoảng một triệu trận động đất xảy ra trên Trái Đất mỗi năm. Hiện tượng này có thể gây ra những tàn phá thảm khốc và khiến nhiều người thiệt mạng.

9. Nơi nóng nhất trái đất

Hầu hết mọi người tin rằng Thung Lũng Chết ở California, Mỹ, là nơi nóng nhất trên Trái Đất. Tuy nhiên, nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận ở Azizia, Libya, là 57,8 độ C, vào ngày 13/9/1922. Nhiệt độ nóng nhất ở Thung Lũng Chết chỉ đạt 56,6 độ C, vào ngày 10/7/1913.

10. Mảnh vụn không gian

Các chuyên gia thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ước tính có khoảng 1.000 tấn mảnh vụn không gian rơi xuống Trái Đất mỗi năm.

11. 24 giờ

Câu nói cửa miệng của chúng ta một ngày có 24h không thực sự chính xác bởi Trái Đất chỉ quay quanh trục của nó có 23 giờ và 56 phút.

Vậy lý do chúng ta cộng thêm tới 4 phút là khoảng cách chúng ta quay quanh mặt trời rất lớn và phải mất một khoảng thời gian nữa để anh sáng mặt trời đến với chúng ta. Kể từ khi Trái Đất quay chậm và tiếp tục trong vài triệu năm nữa, một ngày của chúng ta sẽ kéo dài thêm 1,5 giờ.

12. Trọng lực không đồng đều

Ở Canada có một nơi là vịnh Hudson có trọng lực và lực hấp dẫn không đồng đều. Các sông băng này tan chảy và từ lâu chúng đã xếp hàng ở quanh vịnh này. Ở nơi đặc biệt này, bạn có thể nhảy rất cao bởi lực hấp dẫn của Trái đất rất nhỏ.

13. Hình ảnh

Ở độ cao 65 dặm trên bầu khí quyển, các bức ảnh đầu tiên của Trái Đất được chụp bằng một máy ảnh do tên lửa V-2 vào năm 1946. Nó đã chụp lại toàn bộ khung cảnh Trái Đất của chúng ta trong mỗi giây khiến các nhà khoa học rất vui mừng khi thấy những bức hình đầu tiên của hành tinh chúng ta.

Năm 1967, bức ảnh màu về Trái Đất đầu tiên được chụp bởi vệ tinh DODGE.

14. Đá có thể di chuyển

Có một nơi trên Trái Đất được mệnh danh là Death Valley được gọi là Racetrack Playa khiến đá có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Không chỉ là những loại đá nhỏ, chúng còn có trọng lượng khoảng hàng chục, thậm chí hàng trăm kg. Theo lý thuyết đó là những tảng đá băng bị ngập lụt rồi tan ra từ những ngọn đồi.

15. Hành tinh sinh đôi

Có một lý thuyết cho rằng ban đầu Trái Đất tồn tại một hành tinh sinh đôi nhỏ hơn được gọi là Theia bằng kích thước của sao Hỏa.

5 tỷ năm trước, nó va vào Trái Đất và bị hấp thụ vào lớp vỏ Trái Đất, phần còn lại hình thành thiên thể được gọi là Mặt Trăng.

16. Sức nóng

Nhiều giả thiết chính là nguồn năng lượng chính của chúng ta và nếu ngừng nhận ánh sáng Mặt Trời, con người sẽ bị diệt chủng.

Trên thực tế, lõi Trái ĐấMặt Trờit có sức nóng giống mặt trời từ 5.000 – 7.000 độ celcius. Trong trường hợp xảy ra thảm họa mất Mặt Trời, chúng ta vẫn có thể khai thác năng lượng bên trong lõi Trái Đất để tồn tại.

17. Hồ nổ

3 hồ ở Cameroon, gần biên giới Congo có tên Nyos, Monoun và Kivu thường được gọi là các hồ nổ. Năm 1984, trên một đoạn đường nhỏ, một đám mây khí xuất nhiện và nuốt nhiều người dân địa phương đang đi bộ trên đường khiến 37 người thiệt mạng. Sau đó người ta phát hiện ra những đám mây khí này thực tế là carbon dioxit có nguồn gốc từ các vụ nổ ở các hồ. Cho đến nay, các vụ nổ ở hồ vẫn liên tiếp xảy ra.

18. Bí ẩn đại dương

Mặt dù chúng ta đã đặt chân lên mặt trăng và chinh phục những ngọn núi cao nhất nhưng con người chỉ mới tìm hiểu được 10% đại dương.

Cho tới nay, chúng ta mới chỉ phát hiện ra gần 210.000 loài dưới nước và ước tính 20 triệu loài chưa được tìm thấy.

Điều đó có nghĩa là một tương lai xa sẽ có một sự tiến hóa dưới đại dương và nàng tiên cá có thể xảy ra.

19. Siêu lục địa

Trở lại một thời gian dài trước khi khủng long xuất hiện trên Trái Đất, có tồn tại một siêu lục địa Pangaea sáp nhập tất cả các vùng đất liền trên thế giới với nhau thành một vùng đất rộng.

Tuy nhiên liệu có một siêu lục đia khác sẽ hình thành trong vòng 250 triệu năm tiếp theo?

Nó sẽ có tên là siêu lục địa Ultima, bao gồm một đới ở phía Tây Đại Dương nhập châu Mỹ, châu Phi và châu Âu.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất