3 hóa thạch mới đưa Úc trở lại bản đồ khủng long
Các nhà khoa học đã phát hiện ba loài khủng long Úc tại một nhánh sông thời tiền sử thuộc khu vực miền Tây Queensland.
Báo cáo vào ngày 3 tháng 7 trên tạp chí mở PLoS ONE, Scott Hocknull và các đồng nghiệp tại bảo tàng Queensland và Bảo tàng lịch sử tự nhiên thời kỳ khủng long của Úc mô tả các hóa thạch của 3 loài khủng long giữa kỷ Phấn Trắng thuộc Winton Formation khu vực Đông Úc: hai loài sauropods ăn cỏ khổng lồ, và một loài theropod ăn thịt. 3 hóa thạch này thêm vào hiểu biết về ghi chép khủng long tại châu Úc, một điều rất quan trọng đối với bức tranh địa sinh nhân loại học của khủng long.
Ghi chép hóa thạch khủng long tại Úc rất nghèo nàn so với những lục địa khác, ví dụ như Nam Mỹ và châu Phi. Tuy nhiên Winton Formation giữa kỷ Phấn Trắng nằm ở trung tâm miền Tây Queensland trong những năm gần đây đã đem lại nhiều hóa thạch với tiềm năng phát hiện những loài khủng long mới. Từ năm 2006 đến 2009, những đợt khai quật mở rộng đã phát hiện nhiều hóa thạch khủng long được bảo quản tốt, cũng như phần còn lại của các quần đồng vật cùng thời điểm đó.
Trong một xuất bản toàn diện và duy nhất, Hocknull và các đồng nghiệp mô tả phần còn lại của 3 bộ xương khủng long, được tìm thấy trong nỗ lực hợp tác giữa Bảo tàng thời kỳ khủng long Úc và Bảo tàng Queensland, khai quật hai khu vực thuộc Winton Formation. Họ đã phát hiện được 3 loài khủng long mới: hai loài sauropods ăn cỏ khổng lồ, và một loài theropod ăn thịt.
Loài ăn thịt, được các tác giả đặt tên Australovenator wintonensis (biệt hiệu “Banjo”) là loài khủng long ăn thịt hoàn chỉnh nhất được phát hiện tại Úc cho đến hiện nay, và phát hiện này đem lại hiểu biết mới về tổ tiên của loài khủng long ăn thịt lớn nhất, carcharodontosaurs, một nhóm khủng long trở thành khổng lồ, giống như Giganotosaurus.
Tác giả chính Scott Hocknull cho biết: “Banjo giống như loài báo gêpa vào thời điểm đó, nhẹ và linh hoạt. Nó có thể theo bắt hầu hết các con mồi một cách dễ dàng. Đặc điểm dễ phân biệt nhất là 3 móng vuốt sắc trên mỗi tay. Không giống một số loài theropods có cánh tay nhỏ (giống như T. rex), Banjo sử dụng cánh tay như vũ khí chính".
“Đây là loài khủng long tương tự như Velociraptor, nhưng lớn hơn và đáng sợ hơn nhiều lần”.
Bộ xương của Australovenator đưa ra câu trả lời cho bí ẩn kéo dài 28 năm quanh xương mắt cá chân được tìm thấy tại Victoria, đầu tiên được xếp vào loài Allosarus lùn, mặc dù sự phân loại này làm dấy lên rất nhiều tranh cãi cho đến khi phát hiện Australovenator. Các nhà nghiên cứu hiện đã có thể khẳng định rằng xương mắt cá chân này thuộc về dòng giống Australovenator
Hai loài theropods ăn cỏ, với tên gọi Witonotitan wattsi (“Clancy”) và Diamantinasaurus matildae (“Matilda”), là loại khác của titanosaur (loài khủng long lớn nhất từng xuất hiện). Trong khi Witonotitan là một loài vật cao, mảnh dẻ, trông giống như hươu cao cổ, thì Diamantinasaurus là loài vật chắc nịnh giống như hà mã.
Cả 3 loài khủng long được lấy biệt hiệu theo những ký tự từ một nhà thơ nổi tiếng của Úc. Banjo Patterson sáng tác Waltzing Matilda năm 1885 tại Winton, nơi bài hát này được biểu diễn lần đầu tiên (và là nơi hóa thạch được phát hiện). Waltzing Matilda hiện được coi là quốc ca của Úc.
Bài hát Waltzing Matilda mô tả cái chết của một kẻ ăn cắp không may mắn, người đã ăn trộm một con cừu và bị buộc phải nhảy xuống một con kênh cụt để trốn tránh cảnh sát. Anh ta bị chết đuối dưới con kênh cùng với con cừu mình ăn trộm.
Banjo và Maltida được tìm thấy cùng với nhau trong một con kênh 98 triệu năm tuổi. Việc liệu chúng có chết cùng nhau hoặc bị kẹt trong lớp bùn vẫn là một bí ẩn, tuy nhiên, giống như bài hát, cả hai con vật đều kết thúc cuộc đời mình ở đáy một con kênh 98 triệu năm trước. Điều này cho thấy những quá trình hoạt động trong khu vực này trong 98 năm trước vẫn tồn tại đến ngày nay. Hocknull giải thích: “Những con kênh là một phần có sẵn trong tư tưởng người dân Úc, vì chúng gắn liền với bí ẩn, quái vật và hồn ma”.
Việc phát hiện và ghi chép các hóa thạch 100% là nỗ lực của đất nước Úc. Cả Matilda và Banjo được chuẩn bị bởi Bảo tàng thời kỳ khủng long Úc, nhờ hàng nghìn giờ làm việc tình nguyện và từ thiện.
Hocknull cho biết: “Đây là nơi duy nhất tại Úc nơi bạn có thể ra ngoài đường và được huấn luyện thành một nhà cổ sinh vật học, đồng thời có thể tự tìm kiếm, khai quật và chuẩn bị phần riêng của mình trong lịch sử tự nhiên của Úc. Những con khủng long này sẽ trở thành một phần của bộ sưu tập bảo tàng và nỗ lực này sẽ cho phép những thế hệ các nhà khoa học trong tương lai tham gia vào những làn sóng tìm kiếm khủng long và đưa công chúng gần hơn với di sản văn hóa tự nhiên này”.
Nỗ lực hợp tác này hoàn toàn phù hợp với triết lý của PLoS ONE, đưa khoa học thành một nguồn kiến thức hoàn toàn mở và miễn phí đối với số đông công chúng. Hocknull nhận định: “Một trong những động cơ chính của tôi khi công bố phát hiện này trên PLoS ONE là thực tế nghiên cứu của tôi sẽ đến được với cộng đồng, bao gồm hàng trăm tình nguyện viên đã hy sinh thời gian và tiền bạc cho sự phát triển của những bộ sưu tập lịch sử tự nhiên. Họ chính là nền tảng cho công việc của chúng tôi, và họ thường không được nhìn thấy sản phẩm cuối cùng của mình vì chúng thường hiếm khi được công bố trên các tạp chí khoa học”.
3 loài khủng long mới, và một số phần còn lại của các khủng long khác cho thấy một quần khủng long sauropod và theropod đa dạng ở Đầu kỷ Phấn Trắng, và những phát hiện này sẽ giúp cung cấp hiểu biết sâu rộng hơn về ghi chép khủng long tại Úc, và qua đó củng cố hiểu biết về địa sinh nhân loại học của khủng long.
Các tác giả đồng ý rằng mặc dù hàng trăm xương đã được tìm thấy tại khu vực này, nhưng đó chỉ mới là bước khởi đầu. Họ cho biết: “Hàng trăm hóa thạch khác và rất nhiều vật liệu khác đang chờ được khai quật”. Nhân viên và những người tình nguyện thuộc Bảo tàng thời kỳ khủng long Úc và Bảo tàng Queensland sẽ tiếp tục làm việc tại khu vực này và các địa điểm khác vào năm 2010.