30 sự thật hiển nhiên thường bị hiểu sai (2)

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, rất nhiều bí ẩn trong quá khứ đã được con người giải đáp. Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta quá mải mê khám phá những điều mới lạ mà quên mất rằng còn nhiều quan niệm khoa học sai lầm vẫn còn tồn tại.

>>> 30 sự thật hiển nhiên thường bị hiểu sai (1)

Sau khi đã xem phần I, mời bạn xem tiếp phần còn lại của danh sách 30 điều hoàn toàn sai lầm mà trước nay nhiều người vẫn cho là đúng:

16. Sét không đánh hai lần cùng một chỗ

Sét có thể đánh hai lần cùng một chỗ. Và ở một vài nơi, như tòa nhà Empire State, có thể bị sét đánh hơn 100 lần mỗi năm.

17. Thói quen của chuột lemming

Chuột lemming không hề tự sát tập thể. Trong quá trình di cư có thể một vài con bị rơi xuống vực, nhất là khi chúng di chuyển ở một khu vực không quen thuộc. Nhưng không hề có chuyện chúng cùng rủ nhau đi tìm cái chết.

18. Não không sản sinh tế bào mới

Chúng ta không sinh ra với tất cả số tế bào não mà ta có trong đời. Có nhiều bằng chứng cho thấy bộ não vẫn tiếp tục sản sinh ra các tế bào mới tại một số vùng cho tới tuổi trưởng thành, qua một quá trình gọi là "neurogenesis".

19. Tên của khủng long cổ dài

Rất nhiều người sẽ gọi chú khủng long bên dưới là Brontosaurus – kể cả Michael Crichton trong phim Công viên kỷ Jura – nhưng thực ra nó có tên là Apatosaurus. Sự hiểu nhầm này bắt đầu bởi hai nhà cổ sinh vật học đối lập trong thời kỳ Bone Wars từ 130 năm trước.

20. Mỗi gene tạo ra một phân tử protein

Một gene không tương đương với một phân tử protein. Nhiều gene có thể sản sinh ra nhiều protein tương ứng, phụ thuộc vào cách mà mARN được tạo ra từ gene đó được cắt và sắp xếp trong nhân tế bào. Thậm chí một vài gene còn không sản sinh ra một protein nào hết.

21. Trí nhớ cá vàng

Cá vàng thực ra có trí nhớ rất tốt. Chúng có thể nhớ nhiều thứ trong hàng tháng trời, chứ không phải chỉ trong vài giây như nhiều người thường nói trong câu thành ngữ tương ứng.

22. Nguồn gốc virus HIV

Virus HIV có lẽ không phải truyền từ khỉ sang người qua đường tình dục, mà qua việc săn bắt khỉ làm thức ăn dẫn đến sự lây nhiễm qua đường máu.

23. Thị lực của chó mèo

Chó và mèo không nhìn mọi thứ với tông màu xám. Chúng còn có thể nhìn thấy màu xanh dương và xanh lá. Bên cạnh đó, mặc dù có thị lực tốt hơn người nhưng chó không thể nhìn thẳng tốt bằng chúng ta.

24. Khả năng của bộ não

Con người không "chỉ sử dụng 10%" khả năng của bộ não như ta vẫn tưởng, đó chỉ là số % năng lực tính toán của não. Ngược lại, chúng ta dùng toàn bộ não bộ cho những hoạt động khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Chúng ta sẽ không thể sống sót nếu như không dùng đến 90% còn lại.

25. Quan niệm về Trái Đất phẳng

Trong suốt thời Trung cổ, hầu như tất cả các trường học đều công nhận rằng Trái Đất hình cầu, chứ không phải phẳng. Quan niệm về việc con người từng cho rằng Trái Đất phẳng bắt đầu từ những năm 1940 bởi các thành viên của Hiệp hội Lịch sử Hoa Kỳ. Thậm chí đến giờ nhiều người vẫn nghĩ... Trái Đất phẳng.

26. Cá mập không bị ung thư

Cá mập có thể bị ung thư. Tin đồn về việc chúng không thể mắc căn bệnh này bắt nguồn từ I. William Lane, với mục đích để có thể bán sụn cá mập như một phương thuốc trị ung thư.

27. Những công trình có thể nhìn thấy từ vũ trụ

Vạn Lý Trường Thành không phải là công trình duy nhất của con người có thể nhìn thấy được từ ngoài vũ trụ. Tùy theo định nghĩa của bạn về khoảng không vũ trụ mà bạn có thể hay không thể nhìn thấy những công trình khác. Và từ cự ly như Mặt Trăng, những gì ta có thể thấy từ Trái Đất chỉ là ánh sáng.

28. Lưu ảnh bằng trí nhớ

Không ai có cái gì gọi là "bộ nhớ có thể chụp ảnh" – chỉ có những bộ nhớ rất tốt mà thôi. Kể cả những người có trí nhớ đặc biệt tốt cũng không thể gợi lại sự việc chi tiết như một chiếc máy ảnh được.

29. Lò vi sóng gây ung thư

Bức xạ của lò vi sóng không thể gây ung thư, nó chỉ làm nóng thức ăn lên mà thôi. Thực tế chỉ có một vài loại bức xạ mới có thể gây ung thư, và nó còn phụ thuộc vào liều lượng – như bức xạ từ Mặt Trời chẳng hạn. Nó có thể gây ung thư da nhưng một lượng vừa đủ lại có thể giúp cơ thể chúng ta sản xuất ra vitamin D.

30. Thời gian tiêu hóa kẹo cao su

Kẹo cao su không cần phải mất đến bảy năm mới tiêu hóa hết. Thực ra, chúng ta không hề tiêu hóa nó, nhưng cơ thể có thể thải nó ra một cách bình thường chỉ sau vài giờ.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất