34 bức ảnh "bóc trần" bản chất của những cảnh quay hoành tráng trong phim

Trong kỷ nguyên của điện ảnh hiện đại, các nhà làm phim thường sử dụng Matte Painting, các hình mẫu thu nhỏ và thủ thuật nhiếp ảnh để tạo nên những hiệu ứng không tưởng cho các cảnh quay trong bộ phim của mình. Cho tới bây giờ thì Hollywood gần như đã đạt đến độ hoàn hảo về kỹ xảo và khả năng ứng dụng công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính (CGI) trong phim ảnh lẫn các chương trình truyền hình. Thực tế, hầu hết các cảnh quay bạn nghĩ là chúng được quay tại những vị trí tuyệt đẹp nào đó thì đều được tạo nên bởi quá trình dàn dựng tại studio kết hợp với CGI. 34 hình ảnh trong các bom tấn điện ảnh sau đây sẽ là bằng chứng rất thuyết phục.


Trong phim Superman Returns, siêu nhân bay bằng cách.... giật dây

Có thể bạn "thừa" biết:

Matte Painting

Matte Paintingnhững bức vẽ môi trường mô phỏng những cảnh nền viễn tưởng trong các bộ phim, cho phép các nhà làm phim tạo ra ảo giác về môi trường xung quanh. Chúng thường là những khung cảnh, không gian rộng lớn, kỳ vĩ, mới lạ, ấn tượng mà con người không thể đến tận nơi hay xây dựng được.

Matte Painting đầu tiên xuất hiện vào năm 1907 khi Norman Dawn thực hiện cảnh đổ nát trong phim "Mission of California". Sau này, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, máy tính với các phần mềm đồ họa đã giúp con người tạo ra những Matte Painting sống động, chi tiết đến khó tin, thay thế cho các Matte Painting được vẽ bởi các họa sĩ sử dụng sơn hoặc phấn màu trên tấm kính lớn kết hợp với các cảnh hành động.

Công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính CGI

CGI là viết tắt của Computer-generated Imagery, là một ứng dụng của đồ hoạ máy tính nhằm tạo ra hoặc sửa đổi hình ảnh trong nghệ thuật, phim, chương trình truyền hình, sản phẩm thương mại trên truyền hình và cả công nghệ mô phỏng.

Với CGI, các nhà làm phim có thể dễ dàng tạo ra những pha hành động nghẹt thở, quái vật hung tợn, trận chiến robot máu lửa, hiệu ứng khói lửa của các cuộc giao tranh, nhân lên một người thành hàng vạn người thay vì phải thuê diễn viên quần chúng, dựng lại hình ảnh của một diễn viên nào đó do không thể tiếp tục tham gia đóng phim vì một lý do nào đó (chẳng hạn như hình ảnh của nam diễn viên nổi tiếng Paul Walker trong "bom tấn" Fast & Furious 7 đã được dựng lại một cách khá hoàn hảo nhờ công nghệ này)....

Công nghệ CGI lần đầu tiên được sử dụng trong bộ phim Westworld vào năm 1973 nhưng khi đó, CGI mới chỉ thể hiện được nội dung hai chiều. Phải tới gần 10 năm sau đó, mới có 2 bộ phim được đầu tư lớn vào công nghệ CGI là Tron vào năm 1982 và The Last Starfighter được công chiếu vào năm 1984.

Vì sao phông nền luôn là màu xanh lá?

Phông nền màu xanh lá đối với các nhà làm phim là một công cụ tuyệt vời. Phần màn hình màu xanh sẽ trở nên trong suốt khi lên phim và bạn có thể thay thế bất cứ thứ gì vào đó, từ cảnh bên ngoài trái đất đến thành phố về đêm lãng mạn. Bạn không cần phải xây dựng cả một mô hình hay tìm đúng bối cảnh để quay.

Các thiết bị cảm ứng (sensors) trên camera nhạy cảm nhất với màu xanh, vì thế một phông nền màu xanh lá có thể tạo ra "mặt nạ" tốt nhất. Màn hình xanh dương có thể làm nhòe trang phục có chất liệu jean của diễn viên hay màn hình đỏ sẽ ảnh hưởng đến màu da của diễn viên và các chi tiết khác.

The Avengers

Avatar

Alice in Wonderland (Alice ở xứ sở thần tiên)

Boardwalk Empire (Đế chế ngầm)

Captain America

Deadly Honeymoon (Tuần trăng mật kinh hoàng)

District 9 (Khu vực 9)

Game of Thrones (Trò chơi vương quyền)

Gravity (Cuộc chiến không trọng lực)

Grey's Anatomy (Ca phẫu thuật của Grey)

The Hobbit

Iron Man (Người sắt)

Life of Pi (Cuộc đời của Pi)

Man of Steel (Người đàn ông thép)

Oz the Great and Powerful (Lạc vào xứ sở Oz)

The Dark Knight (Kỵ sĩ bóng đêm)

The Great Gatsby (Gatsby vĩ đại)

The Matrix (Ma trận)

The Secret in Their Eyes (Bí mật sau ánh mắt)

The Walking Dead (Xác sống)

The Wolf of Wall Street (Sói già phố Wall)

Giờ thì bạn đã tin là mọi thứ đều có thể tạo ra rồi chứ?

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất