4,5 nghìn tỉ đầu lọc thuốc lá mỗi năm đang giết dần cây cỏ trên thế giới

Rác nhựa hiện đã tạo ra một cơn khủng hoảng trên thế giới. Nhưng người ta thường chỉ nghĩ đến túi nhựa và ống hút nhựa, mà không hay biết rằng vẫn còn một loại rác đáng sợ hơn là đầu lọc thuốc lá.

Theo thống kê từ một nghiên cứu được đăng tải trên BBC, mỗi năm loài người sản xuất khoảng 5,6 nghìn tỷ điếu thuốc. Đáng buồn thay, có đến 4,5 nghìn tỉ đầu lọc đã lọt ra ngoài môi trường, bị vứt bỏ một cách hoàn toàn vô trách nhiệm bởi bàn tay của con người.


Mỗi năm loài người sản xuất khoảng 5,6 nghìn tỷ điếu thuốc.

Và theo một nghiên cứu của các chuyên gia từ ĐH Anglia Ruskin, chính những mảnh đầu lọc bị vứt bừa bãi này đang khiến thảm thực vật trên toàn thế giới phải khổ sở. Chúng ngăn cây cối hấp thụ dinh dưỡng, không cho chúng phát triển bình thường, và trên hết là đầu độc thực vật bằng những hóa chất cực kỳ độc hại. 

Cụ thể với sự hiện diện của đầu lọc thuốc lá, quá trình nảy mầm của cỏ bị giảm xuống 10% - 27%, chiều cao cũng thấp hơn 13% - 28%. 

Nguyên liệu khiến đầu lọc thuốc lá trở nên nguy hiểm là cellulose acetate - một dạng nhựa cần ít nhất 10 năm để phân hủy. Các chuyên gia đã làm một thử nghiệm tại Cambridge, và kết quả cho thấy những khu vực có đến 128 đầu lọc bị vứt bỏ trên 1 mét vuông. Dù là thuốc chưa hút hay hút rồi, đầu lọc của nó vẫn đem lại tác hại giống nhau.


Nguyên liệu khiến đầu lọc thuốc lá trở nên nguy hiểm là cellulose acetate.

Năm 2018, các nhà hoạt động môi trường - như Thomas Novotny từ ĐH Bang San Diego (Hoa Kỳ) - tin rằng chúng ta cần cấm các loại đầu lọc hiện nay được lưu hành trên thị trường. Nguyên nhân là bởi đầu lọc thuốc lá từ trước đến nay đã được lợi dụng để làm công cụ marketing, dù chẳng đem lại lợi ích gì cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, đề xuânts ày đã bị bác bỏ vì không cung cấp đủ chứng cứ.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ecotoxicology and Environmental Safety .

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất