4 cách xử lý khi lên cơn hen suyễn - hen phế quản

Hen phế quản (Asthma) xảy ra do tình trạng sưng viêm và tắc nghẽn trong các ống phế quản - là nơi giúp phổi hít vào và thở ra.

Năm 2009, Viện Hen suyễn, Dị ứng và Miễn dịch Hoa Kỳ đã công bố cứ 12 người ở Mỹ thì có một người được chẩn đoán bị hen phế quản, trong khi đó vào năm 2001, 14 người thì có một người. Khi cơn hen suyễn xuất hiện, các cơ xung quanh ống phế quản thắt lại và sưng lên, làm hẹp đường thở, khiến người bệnh khó thở.

Những tác nhân kích thích cơn hen gồm việc tiếp xúc với các dị ứng nguyên (như cỏ, cây, phấn hoa,..), các chất kích thích trong không khí (như khói hoặc mùi hương mạnh), các bệnh (như cúm), căng thẳng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt (như quá nóng), hoặc sự gắng sức về mặt thể chất và tập luyện. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn học cách nhận biết khi nào bản thân bạn hoặc ai đó lên cơn hen suyễn và biết những việc cần làm để có thể kịp thời cứu sống được bệnh nhân.

Phương pháp 1: Đánh giá tình hình

1. Nhận biết các triệu chứng ban đầu của cơn hen suyễn

Cần nhận biết sớm các triệu chứng của hen suyễn.

Người bị hen suyễn mãn tính thỉnh thoảng thở khò khè và cần dùng thuốc hen suyễn để kiểm soát các triệu chứng. Cơn hen cấp tính khác ở chỗ, nó gây ra các triệu chứng trầm trọng hơn, kéo dài lâu hơn và cần phải cấp cứu kịp thời. Các triệu chứng ban đầu cho thấy cơn hen suyễn sắp xảy ra gồm:

2. Nhận biết dấu hiệu khởi phát cơn hen


Hiện tượng này có thể trầm trọng vào ban đêm.

Cơn hen có thể diễn biến xấu thành tình huống đe dọa đến tính mạng, cần phải cấp cứu ngay. Vì vậy, bạn nên biết cách xác định cơn hen suyễn để bắt đầu chữa trị càng sớm càng tốt. Mặc dù các dấu hiệu và triệu chứng của cơn hen suyễn ở từng người là khác nhau nhưng các triệu chứng phổ biến nhất:

3. Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ em

Thở nhanh là dấu hiệu thường gặp của cơn hen suyễn ở trẻ em.

Khi trẻ em lên cơn hen suyễn thường có các triệu chứng giống người lớn như khò khè hoặc có tiếng rít khi thở, hơi thở ngắn, thắt ngực hoặc đau.

4. Đánh giá tình hình cụ thể

Nếu có biểu hiện trầm trọng hơn cần phải được chuyên viên y tế kiểm tra.

Đánh giá tình trạng hiện tại đang xảy ra và xác định liệu có cần gọi cấp cứu không và phải làm gì để xử lý ngay tại chỗ. Khi bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ có thể dùng thuốc tác dụng nhanh. Nếu có biểu hiện trầm trọng hơn cần phải được chuyên viên y tế kiểm tra. Trường hợp lên cơn hen suyễn nặng, phải gọi hoặc nhờ người gọi dịch vụ cấp cứu trước khi tiến hành xử lý cơn hen. Lưu ý cách phân biệt trường hợp đang diễn ra:

Người bị lên cơn hen cần sử dụng thuốc của họ mà không cần gọi cấp cứu sẽ:

Người đang nguy cấp và cần được cấp cứu:

Phương pháp 2: Tự xử lý cơn hen

1. Có kế hoạch ứng phó tại chỗ

Bạn cần làm việc với bác sĩ hoặc để lập phác đồ ứng phó với cơn hen suyễn.

Khi được chẩn đoán mắc bệnh hen, bạn cần làm việc với bác sĩ hoặc để lập phác đồ ứng phó với cơn hen suyễn. Phác đồ này là một quy trình các bước cần làm khi lên cơn hen cấp. Bản phác đồ phải được viết ra gồm số điện thoại cấp cứu, cũng như số điện thoại của gia đình và bạn bè có thể đến bệnh viện nếu cần.

2. Tránh các tác nhân kích thích

Tránh tác nhân kích thích như lông chó mèo, thời tiết quá nóng, quá lạnh...

Nhìn chung, bạn cần lưu ý ngăn ngừa các triệu chứng là cách tốt nhất để kiểm soát và điều trị hen suyễn. Nếu biết tình huống nào gây ra cơn hen (như ở gần lông động vật, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh), hãy cố gắng để tránh.

3. Mua ống hít do bác sĩ kê toa

Ống hít cho người bị hen suyễn.

Hiện có hai loại thuốc cấp cứu mà bác sĩ có thể kê toa cho bạn là bình xịt định liều (metered dose inhaler – MDI) hoặc bình xịt bột khô (dry powder inhaler – DPI).

4. Sử dụng bình xịt định liều MDI

Lắc bình xịt trong 5 giây để trộn đều thuốc trong bình.

Lưu ý khi lên cơn hen suyễn, bạn chỉ nên dùng ống hít MDI với thuốc cấp cứu và thuốc giãn phế quản (như albuterol). Không dùng thuốc corticosteroids hoặc thuốc giãn phế quản kích thích beta-2 tác dụng kéo dài (long-acting beta-2 agonist bronchodilators). Lắc bình xịt trong 5 giây để trộn đều thuốc trong bình.

5. Sử dụng bình xịt bột khô DPI

Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Ống hít DPI của mỗi nhà sản xuất khác nhau, do đó bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

6. Nhận biết cơn hen cần cấp cứu

Gọi ngay cho dịch vụ cấp cứu nếu có thể.

Nếu các triệu chứng hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn ngay cả sau khi dùng thuốc, bạn cần phải được cấp cứu. Gọi ngay cho dịch vụ cấp cứu nếu có thể. Tuy nhiên, nếu thở quá vất vả và không thể nói rõ ràng, hãy nhờ người khác gọi hộ, có thể là người nhà, bạn bè hoặc người qua đường.

7. Nghỉ ngơi trong khi chờ nhân viên cấp cứu đến

Ngồi xuống và nghỉ trong lúc nhân viên cấp cứu đang trên đường đến hỗ trợ.

Ngồi xuống và nghỉ trong lúc nhân viên cấp cứu đang trên đường đến hỗ trợ. Một số bệnh nhân hen suyễn thấy rằng ngồi ở tư thế "kiềng ba chân" – chồm ra đằng trước, hai tay chống lên đầu gối – có thể giúp ích bởi tư thế này giúp giảm áp lực lên cơ hoành.

Phương pháp 3: Giúp đỡ người bệnh hen suyễn khác

1. Giúp bệnh nhân tìm một tư thế thoải mái


Để người bệnh hơi nghiêng về phía trước, dựa vào bạn hoặc ghế tựa.

Hầu hết, những người bị hen suyễn thường cảm thấy dễ chịu hơn khi ngồi hơn là đứng hoặc nằm. Giữ bệnh nhân ngồi thẳng lên giúp phổi nở ra và dễ thở hơn. Để người bệnh hơi nghiêng về phía trước, dựa vào bạn hoặc ghế tựa. Một số bệnh nhân hen suyễn có thể ngồi ở tư thế "kiềng ba chân", người hướng ra phía trước, hai tay chống lên đầu gối để giảm áp lực lên cơ hoành.

2. Bình tĩnh hỏi "Anh/chị bị hen suyễn phải không?"

4 cách xử lý khi lên cơn hen suyễn - hen phế quản

Cho dù bệnh nhân không thể nói được vì tiếng thở khò khè và ho, nhưng họ có thể gật đầu hoặc chỉ về phía ống hít hoặc thẻ hướng dẫn của họ.

3. Loại bỏ hết các tác nhân kích thích ra khỏi hiện trường

Hãy cố gắng tách người bệnh ra khỏi tác nhân chất kích thích.

Cơn hen suyễn thường trở nên nghiêm trọng hơn do một số tác nhân kích thích hoặc các dị ứng nguyên đặc trưng. Hỏi người bệnh xem gần đấy có thứ nào gây kích thích cơn hen, nếu họ có thể phản hồi, hãy cố gắng tách người bệnh ra khỏi tác nhân chất kích thích hoặc đưa người bệnh ra khỏi môi trường đó, chẳng hạn như phấn hoa hoặc các yếu tố liên quan đến thời tiết.

4. Hỏi vị trí ống hít của họ

Nếu bệnh nhân không có ống hít, hãy gọi dịch vụ cấp cứu ngay.

Làm như vậy để giúp người bệnh bình tĩnh và trấn an họ rằng bạn đang hỗ trợ chứ không làm hại họ.

5. Chuẩn bị cho người bệnh tiếp nhận thuốc từ ống hít

Hãy giúp họ giữ ống hít hoặc buồng đệm sát vào miệng nếu cần thiết.

Nếu người bệnh đang cúi đầu, tạm thời dựng họ lên.

6. Gọi dịch vụ cấp cứu

Tiếp tục giúp người bệnh sử dụng ống hít nếu cần.

Theo dõi người bệnh cho đến khi nhân viên cấp cứu tới.

Phương pháp 4: Xử lý cơn hen khi không có ống hít

1. Gọi dịch vụ cấp cứu

Khi gọi điện thoại bạn nên hỏi người trực cấp cứu để có lời khuyên cụ thể.

Nếu bạn hoặc người bệnh không có ống hít, hãy gọi ngay cấp cứu địa phương. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số bước khác nữa trong khi chờ cấp cứu tới. Tuy nhiên, khi gọi điện thoại bạn nên hỏi người trực cấp cứu để có lời khuyên cụ thể.

2. Tắm nước nóng

Bồn tắm nước nóng có thể biến phòng tắm thành nơi phục hồi tốt nhờ hơi nước.

Nếu đang ở nhà, việc tắm vòi sen hay bồn tắm nước nóng có thể biến phòng tắm thành nơi phục hồi tốt nhờ hơi nước.

3. Thực hiện các bài tập thở

Hít vào qua mũi trong thời gian đếm từ 1 đến 4 và thở ra trong khi đếm đến 6.

Nhiều người cảm thấy lo lắng và hoảng loạn khi lên cơn hen suyễn, điều này có thể làm tăng nhịp thở. Tuy nhiên, sự hoảng loạn thường khiến cơn hen suyễn trở nên trầm trọng hơn vì làm hạn chế lượng ô-xy vào phổi. Vì vậy, bạn cần cố gắng thở chậm và làm chủ bản thân. Hít vào qua mũi trong thời gian đếm từ 1 đến 4 và thở ra trong khi đếm đến 6.

4. Tìm thức uống có caffeine

Một lượng nhỏ cà phê hoặc soda có thể giúp giãn đường thở và giảm các vấn đề về hô hấp.

Công thức cấu tạo của caffeine tương tự như các loại thuốc hen thông dụng khác. Một lượng nhỏ cà phê hoặc soda có thể giúp giãn đường thở và giảm các vấn đề về hô hấp.

5. Tận dụng các loại thuốc thông dụng ở nhà

Hãy thận trọng khi dùng thảo mộc tự nhiên hoặc thực phẩm bổ sung thảo mộc.

Một số loại thuốc thông dụng có thể giúp làm nhẹ các triệu chứng của cơn hen suyễn trong trường hợp khẩn cấp, tuy nhiên không thể thay thế cho cấp cứu y tế được.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất