4 vũ khí "dị" nhất Trung Quốc: Cái cuối cùng là khắc tinh của samurai Nhật Bản
Những thứ vũ khí kỳ lạ mới được nhắc tên lần đầu này sẽ khiến hậu thế không khỏi ngạc nhiên trước uy lực của chúng.
Trong số muôn vàn binh khí Trung Hoa, có những thứ hậu thế đã quen mặt, thuộc tên, nhưng cũng có những loại mà chúng ta mới chỉ nghe đến lần đầu, nhưng lại sở hữu uy lực từng làm giới võ đạo khiếp sợ.
Bốn loại binh khí kỳ lạ được ghi nhận trong lịch sử võ thuật Trung Quốc dưới đây cũng nằm trong số đó.
1. Long Đầu Đại Trát Đao
Long Đầu Đại Trát Đao có đầu rồng, đuôi cá cùng phần lưỡi mỏng sắc và phần cán cầm tương đối dài. (Ảnh: Nguồn Internet).
Đây là thứ vũ khí đặc biệt của Khí Công Trường Quyền Môn. Tương truyền rằng, người sáng tạo Long Đầu Đại Trát Đao đã lấy ý tưởng từ chiếc máy chém Long Đầu Trảm trong giai thoại về Bao Thanh Thiên.
Sở dĩ trong tên gọi của loại đao này có hai chữ "Long Đầu" là bởi nó có hình đầu rồng, chuyên thiết kế chuyên cho người luyện võ sử dụng.
Đại Trát Đao toàn thân dài 80-100 cm, tay cầm dài khoảng 130 cm, phạm vi đả thương tương đối rộng.
Tổng thể cả cây đao nhìn giống như "giao long xuất hải", thể hiện rõ sự uy nghi của rồng thần. Phần cuối đao có hình đuôi cá, chính giữa đuôi là hình một đồng tiền cổ.
2. Bút Phán Quan
Bút Phán Quan là thứ vũ khí linh hoạt và có khả năng tạo yếu tố bất ngờ trong cuộc chiến. (Ảnh: Nguồn Internet).
Bút Phán Quan còn được biết tới với tên gọi khác là Bút Trạng Nguyên. Thứ vũ khí này thường xuyên góp mặt trong các bộ phim võ hiệp.
Phán Quan Bút có hình dạng như Nga Mi Thích, trên thân có vòng, khi đeo vào ngón tay có thể xoay tròn.
Năm xưa, một trong "thất hiệp Võ Đang" là đại hiệp Trương Thúy Sơn cũng từng sử dụng một cây Bút Phán Quan làm bằng thép. Uy lực của thứ vũ khí ấy chấn động giang hồ, khiến nhiều kẻ vừa nghe tới tên đã sợ mất mật.
Trong "Đại Đường du hiệp truyện", tác giả Lương Vũ Sinh có viết, một trong tam đại cao thủ đại nội thời Đường là Vũ Văn Thông cũng sử dụng cây Phán Quan Bút dài bảy tấc làm vũ khí.
Bút Phán Quan thoạt nhìn có vẻ ngắn, nhưng thực tế thứ vũ khí này lại có thiết kế một cơ quan bí mật, chỉ cần ấn chốt là có thể biến thành dạng dài, khiến cho kẻ thù không kịp trở tay.
3. Kê Đao Liêm
Thứ vũ khí này có nguồn gốc từ Tâm Ý Môn, chủ yếu phổ biến ở vùng Sơn Tây (Trung Quốc). Tương truyền rằng Kê Đao Liêm được sáng lập bởi tổ sư của Tâm Ý Môn quyền – Cơ Long Phong.
Kê Đao Liêm có chiều dài trên dưới 80cm, bao gồm thân liêm, miệng gà, mài gà, lưỡi liêm, sống liêm, chuôi liêm, cán liêm và đốc liêm.
Ưu điểm nổi bật của loại vũ khí này là sự nhẹ nhàng, linh hoạt, vừa công vừa thủ, đánh cận chiến rất tốt.
4. Bút Giá Xoa
Bút Giá Xoa hay còn gọi là Thiết Chỉ, lưu truyền sớm nhất ở vùng Phúc Kiến, về sau du nhập sang Nhật Bản.
Để tiện mang theo bên mình làm vũ khí ra trận, người Nhật đã cách tân Bút Giá Xoa bằng cách bẻ đi một xiên và đổi tên thành "Thập Thủ".
Trên các chiến trường xứ Phù Tang, Bút Giá Xoa được biết tới như "khắc tinh sinh mạng" của các võ sĩ đạo nhờ khả năng khắc chế kiếm Katana một cách hoàn hảo.
Những thanh kiếm Kanata khét tiếng của võ đạo Nhật Bản cũng phải "khiếp sợ" khi đối đầu với Bút Giá Xoa. (Ảnh: Nguồn Internet).
Đặc điểm nổi bật của Bút Giá Xoa là ngắn gọn, có thể cầm ngược, lại có khả năng giấu đi như ám khí, vừa công, vừa thủ.
Chưa dừng lại ở đó, độ dài và chiều rộng của thứ vũ khí ấy có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của người sử dụng.
Thông thường, chúng thường sở hữu chiều dài hơn 3cm so với cẳng tay người sử dụng, xiên phụ dài 10cm, xiên chính chia thành hình tròn, hình lăng giác, lục giác và bát giác.
Bút Giá Xoa thường được chế tạo từ các vật liệu kim loại như thép mỏng, đồng… Khi sử dụng, người dùng có thể cầm ngược và cầm xuôi, cũng có thể dùng đơn hoặc cả đôi tùy thích.
Các động tác võ thuật để sử dụng Bút Giá Xoa ít nhất có 18 bước, nhiều nhất lên tới 108 bước. Phương pháp tấn công chủ yếu cũng hết sức đa dạng, bao gồm chém, cắt, đâm, đỡ…