5 lý do khiến bạn luôn cảm thấy đói dù đã ăn rất nhiều
Thèm ăn luôn là trở ngại cho những người đang muốn giảm cân hay thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hãy cùng tìm hiểu 5 lý do thường khiến mọi người cảm thấy đói liên tục dù đã ăn rất nhiều.
Hầu hết những người cần phải giảm cân đều ở gần những khu mua sắm và các con đường chuyên kinh doanh ăn uống. Quán cafe, gánh hàng rong hay đến siêu thị để mua đồ dùng, bạn cũng thường bị quyến rũ bởi một loại sản phẩm ăn liền nào đấy. Các nhà sản xuất chỉ cần thay đổi bao bì, hoặc giới thiệu một hương vị mới là đã khiến bạn dễ dàng mở hầu bao. Vì vậy bạn luôn cần tìm hiểu lý do khiến bản thân khó kiềm chế trước cơn đói dai dẳng.
Làm sao để khắc cơn thèm ăn là ước mơ của nhiều bạn gái. (Ảnh minh họa: internet)
Dưới đây là những lí do khiến bạn luôn cảm giác thấy đói:
1. Bạn có quá nhiều thời gian rảnh
Nguyên nhân có thể đơn giản chỉ là: Bạn đang buồn chán. Điều này đặc biệt đúng đối với những người ăn kiêng có thời gian làm việc linh hoạt hay làm theo ca. Bạn có nhiều thời gian rảnh nên muốn lấp đầy khoảng trống giữa công việc và giờ ăn chính bằng các món ăn nhẹ. Hãy kiểm soát các hoạt động của bạn khi bạn không có gì để làm, vì có thể bạn đang “trôi dạt” về phía nhà bếp hoặc các cửa hàng thức ăn.
Nếu bạn nhận thấy rằng chính sự nhàm chán khi ở nhà khiến bạn cảm thấy đói, hãy thử dùng Google tìm kiếm các món ăn đòi hỏi thời gian chuẩn bị và sau đó tự nấu cho gia đình của bạn. Mặt khác, nếu bạn bị cám dỗ bởi một hàng ăn khi đang dạo, hãy rẽ sang hướng khác và bước vào một hiệu quần áo hay nhà sách để quên đi hình ảnh của những món ăn.
Đừng cho mình quá nhiều thời gian rảnh, điều đó sẽ vô tình sẽ khiến bạn ăn không kiểm soát
2. Hormone của bạn đang rối loạn
Bạn có thể cảm thấy đói kinh niên do mất cân bằng nội tiết tố. Nếu bạn không ăn đủ thành phần carbohydrate, lượng đường trong máu của bạn sẽ giảm xuống (chứng hạ đường huyết) khiến bạn cảm thấy đói cồn cào.
Một nguyên nhân khác gây hạ đường huyết là ăn kiêng không đúng cách. Bạn có thể đã được khuyên rằng: “tránh các loại thực phẩm giàu tinh bột”, nhưng cơ thể bạn vẫn cần nhiên liệu để hoạt động. Bánh mì ngũ cốc chứa nhiều chất xơ sẽ giúp bạn no lâu hơn.
3. Bạn đang không hài lòng
Một sự thay đổi đột ngột trong khẩu phần (giảm đi hay tăng lên) cũng là một triệu chứng của bệnh trầm cảm. Nhưng điều này không có nghĩa bạn mắc bệnh trầm cảm; bạn chỉ lợi dụng thực phẩm để đối phó với một vấn đề khó khăn hơn. Đó có thể là sự buồn bã, đau khổ từ những mối quan hệ, sự căng thẳng từ công việc, hoặc thậm chí chỉ cần hai “tuần tồi tệ” liên tiếp, và từ đó bạn nhận thấy rằng hai bịch khoai tây chiên lớn hoặc nhiều thức ăn vặt khác có thể giúp bạn khuây khoả trong mỗi buổi tối.
Có một lựa chọn thay thế tất cả thực phẩm giàu calories, lại sản xuất ra hormone đem lại cảm giác thoải mái- đó chính là là tập thể dục.
Có thể việc ăn uống sẽ giúp bạn quên đi nỗi buồn, nhưng đó chỉ là tạm thời
4. Bạn bị vậy quanh bởi thực phẩm
Bạn bắt đầu chế độ ăn uống mới với một bữa ăn nhẹ lành mạnh. Nhưng đột nhiên, bạn nhận ra rằng tất cả đồ ăn nhẹ nhiều đường và thức uống mà bạn mua tuần trước vẫn còn trong tủ lạnh, chờ đợi để được tiêu thụ. Vì vậy, bạn tự nhủ rằng mình phải “xử” chúng trước để tránh lãng phí rồi sau đó bắt đầu ăn kiêng cũng chưa muộn.
Để tránh điều này, bạn hãy đem cho những thực phẩm đã lỡ mua cho hàng xóm, người cơ nhỡ. Bạn sẽ giúp đỡ cho xã hội, cũng như cho chính bạn.
Đừng cố tiêu thụ hết những thức ăn mà bạn đã mua trước khi quyết định ăn kiêng
5. Và quan trọng nhất, bạn đã bỏ qua bữa ăn sáng
“Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày”? Sự thật đúng là như vậy. Bữa sáng cung cấp cho cơ thể của bạn với một nguồn năng lượng dồi dào, làm tăng sự trao đổi chất trong nhiều giờ tiếp theo, và loại bỏ cơn đói trái giờ trong suốt cả ngày.
Bữa sáng là thời gian tốt nhất để tiêu thụ thực phẩm chứa carbohydrate trong một bữa ăn đầy đủ. Do đó, bạn không nên bỏ qua giai đoạn này.
Hãy luôn nhớ rằng: ăn kiêng không phải là một cuộc biểu tình tuyệt thực. Mà đó là sự thay đổi dần dần cho cơ thể của bạn.