50% san hô trên toàn thế giới đã biến mất

Các nhà khoa học thuộc dự án Khảo sát tầm nhìn biển Caltin (CSS) vừa công bố hồ sơ toàn diện nhất về những khu vực rạn san hô bị biến mất trên toàn thế giới.

>>> Rạn san hô lớn nhất thế giới xuống cấp nghiêm trọng

Nhóm nghiên cứu thuộc dự án CSS đã bắt tay vào việc lập bản đồ rạn san hô Barrier khổng lồ của Úc từ tháng 9/2012. Các nhà khoa học sử dụng một chú robot, được trang bị máy ảnh công nghệ cao SeaView SVII, lặn sâu dưới đại dương. Cứ sau mỗi ba giây, robot lại gửi về trung tâm những bức ảnh sắc nét với góc chụp được mở rộng đến 360 độ.


Các nhà khoa học đang nghiên cứu rạn san hô khổng lồ Barrier, Úc - (Ảnh: Daily Mail)

Kết hợp thiết bị GPS để xác định chính xác vị trí và hướng của bức ảnh, các nhà khoa học đã đưa ra những đánh giá về tình trạng sức khỏe của các rạn san hô. Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia cho biết, khoảng 50% rạn san hô trên toàn thế giới đã bị phá hủy trong 30 năm qua. Và mỗi năm, từ 1-2% rặng san hô trên toàn thế giới lại bị phá hủy do sự ô nhiễm bờ biển và sự biến đổi khí hậu.

Hồ sơ toàn diện về tình trạng san hô biến mất trên toàn thế giới được hoàn thành cũng nhờ sự hỗ trợ của Google Street View - cung cấp hồ sơ toàn diện về rạn san hô khổng lồ barrier của Úc. Với phần mềm đặc biệt, hơn 50.000 tấm ảnh, độ phân giải cao về 20 rạn san hô được “liên kết” lại với nhau và hiện lên Google Maps.

Công trình này giữ một vai trò quan trọng, tạo "bước thay đổi" lớn trong cuộc chiến chống lại sự biến mất của các rạn san hô trên toàn thế giới.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất