6 vấn đề cần quan tâm nhất của ung thư cổ tử cung mà bạn nữ nào cũng cần biết

Ung thư cổ tử cung gây ra rất nhiều hậu quả đối với phụ nữ, vì thế, hãy ghi nhớ các kiến thức dưới đây để phòng tránh tốt nhất.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên thế giới, xảy ra do viêm nhiễm các týp virus HPV, kéo dài từ 10 - 15 năm, thường ở những năm đầu sau khi quan hệ tình dục lần đầu. Loại virus này sẽ tự tiêu biến trong 1 - 2 năm nhưng một số trường hợp không tự "loại bỏ" được chúng ra khỏi cơ thể, dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh, trong đó có ung thư cổ tử cung.

Virus HPV lây qua đường tình dục từ nam sang nữ hoặc ngược lại. Chỉ cần tiếp xúc da cũng có thể dẫn đến lây nhiễm virus HPV.

2. Ung thư cổ tử cung có phải bệnh di truyền không?

Ung thư cổ tử cung không di truyền.

3. Mức độ nguy hiểm của virus HPV và ung thư cổ tử cung


Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên thế giới.

Virus HPV gây ra các vết loét, dần dần sẽ dẫn đến ung thư cổ tử cung. Khi mắc căn bệnh này sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy giảm sức khoẻ, dẫn tới vô sinh, ảnh hưởng đến tâm lý, tác động không nhỏ tới các vấn đề khác như tài chính, hạnh phúc gia đình...

4. Những thói quen có thể gây ung thư cổ tử cung

5. Những dấu hiệu ung thư cổ tử cung dễ nhận biết

6. Phòng tránh ung thư cổ tử cung bằng cách nào?

Hiện tại, ung thư cổ tử cung chưa có thuốc đặc trị, việc phòng ngừa đơn giản và hiệu quả nhất chính là tiêm vaccine ngăn ngừa virus HPV. Ở Việt Nam, Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng loại vaccine này vào năm 2008.

Vaccine ngừa virus HPV được khuyến cáo tiêm cho nữ giới ở độ tuổi từ 9 - 26, trong đó thời điểm tốt nhất là khoảng 11 - 12 tuổi, bất kể đã quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên, vaccine sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm trước lần quan hệ tình dục đầu tiên.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất