7 dấu hiệu tâm lý cho thấy bạn "tự giày vò" bản thân mình

Quá cầu toàn, không chịu cảm nhận, luôn đổ lỗi cho người khác... là những hành động khiến hạnh phúc của bạn mãi bay xa.

Tất cả những mục tiêu mà chúng ta phấn đấu cho bản thân, những nỗ lưc, công việc chúng ta làm... không nằm ngoài khát khao hướng tới niềm hạnh phúc. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta vì quá nỗ lực kiếm tìm hạnh phúc lại vô tình khiến mình chìm sâu hơn vào bất hạnh và cảm giác "tự giày vò" bản thân mình.

Những dấu hiệu dưới đây sẽ chỉ ra liệu bạn có phải đang tự hủy hoại hạnh phúc của chính mình.

1. Quá phụ thuộc vào “nhà phê bình nội tâm”

Theo những nghiên cứu từ Khoa Ngôn ngữ học của Đại học British Columbia, giọng nói nội tâm thực ra là kết quả của việc bộ não dự đoán kết quả của sự việc. Dự đoán này có thể đúng, có thể sai nhưng bạn đừng quá tin vào dự đoán mang tính "linh cảm" này.

7 dấu hiệu tâm lý cho thấy bạn tự giày vò bản thân mình

Hãy lắng nghe, đối chiếu với tình hình hiện tại và thử phản bác. Bạn tưởng tượng như bạn đang đứng giữa một bên là thiên thần, bên kia là con quỷ. Và tất nhiên, không phải lúc nào thiên thần cũng đúng.

2. Trì hoãn

Một số nhà tâm lý cho rằng, sự trì hoãn là cơ chế để đối phó với sự lo lắng liên quan đến việc bắt đầu một công việc hay hoàn thành nhiệm vụ hay thời khắc để ra quyết định. Với những người thường làm việc theo kiểu bốc đồng, tài tử, làm theo sở thích, ngẫu hứng thì bệnh "trì hoãn" càng nghiêm trọng hơn.

Bởi vậy, nếu nhận thấy mình hay trì hoãn, hãy thừa nhận tật xấu này và bắt tay vào việc từ bỏ thói quen trì hoãn "xấu xí" này.

3. Chọn sự chắc chắn thay vì dám đương đầu với rủi ro

Theo lý thuyết “Tháp nhu cầu” của nhà tâm lý học Abraham Maslow, nhu cầu cơ bản thứ 2 sau sinh tồn mà mọi người cần đến là sự an toàn. Vì thế con người có xu hướng lựa chọn điều chắc chắn thay vì nguy cơ không rõ ràng.

Nhưng nếu điều chắc chắn đó làm bạn không hạnh phúc, bạn đang không làm việc bạn thích, sống không có ước mơ... thì sẽ không ai giúp được bạn nếu bạn không chủ động lựa chọn thay đổi với rủi ro nhưng có thể làm cho mọi thứ tốt hơn.

4. Cố gắng kiểm soát tất cả mọi thứ

Cuộc sống luôn xoay chuyển nên bởi vậy, khó có ai có thể dự đoán cũng như lường trước được mọi việc diễn ra trong tương lai. Nhiều người luôn gồng mình để đặt mọi thứ trong tầm kiểm soát.

Ở một khía cạnh nào đó, điều này có thể đem đến cho bạn sự an toàn, tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tâm lý học, điều này khó có thể xảy ra. Bởi vậy, hãy học cách chấp nhận biến cố và tập nghĩ cách khắc phục mọi vấn đề trong cuộc sống.

5. Không chịu cảm nhận

Các nghiên cứu về tâm lý xã hội và hành vi của nhà lý luận xã hội học Ori Brafman đã chỉ ra, nhiều tác động tâm lý có sức ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và công việc của mỗi người.

Trong đó có tư duy lối mòn chủ quan và tâm lý lo sợ thiệt hại. Tâm lý này chỉ ra xu hướng thoái lui nhằm tránh thiệt hại, tổn thất có thể xảy ra.

Nếu bạn hay coi nhưng gì người khác làm là điên rồ, lố bịch thì hẳn bạn đang rơi vào lối tư duy kiểu này, không sẵn sàng để tiếp nhận suy nghĩ mới.

Hãy thử dừng phán xét và thưởng thức nó. Việc cảm nhận chi tiết, âm thanh, mùi vị... sẽ khiến bạn bớt khó tính hơn và hẳn nhiên, bạn sẽ thấy hạnh phúc.

6. Đổ lỗi cho người khác

Tâm lý lo sợ này cũng là nỗi sợ trách nhiệm và đôi khi bạn sẽ nhận ra thường những lỗi bạn cố đổ cho người khác là lỗi của bạn và những lỗi mà bạn luôn tự trách thực ra lại đến nhiều hơn từ người khác.

Tự nhận thức là cần thiết. Nó sẽ cho bạn sự can đảm và khiêm nhường để chịu trách nhiệm, không chỉ những gì đã xảy ra, mà cả đối với những gì bạn muốn tạo ra.

Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, tâm lý lo sợ thiệt hơn tạo ra nỗi sợ trách nhiệm. Nhưng bạn có thấy, đôi khi những lỗi bạn cố "nhường" cho người khác là lỗi của bạn và những lỗi mà bạn luôn tự trách mình thực ra lại chịu tác động nhiều hơn từ người khác.

Tự nhận thức là cần thiết bởi nó sẽ cho bạn sự can đảm và khiêm nhường để chịu trách nhiệm trước mỗi vấn đề. Hiểu được bản chất vấn đề, bạn sẽ luôn tìm ra cách để được hạnh phúc.

7. Quá cầu toàn

Theo các nhà tâm lý học, người cầu toàn là người có xu hướng muốn mọi cái đều phải hoàn hảo, từ công việc, gia đình đến bạn bè và nói chung là tất cả những gì liên quan đến họ.

Nó hoàn khác với người phấn đấu để cuộc sống tốt đẹp hơn. Mặc dù có thể có một số thành công nhất định trong công việc nhưng người cầu toàn thường phải đối diện với hàng loạt vấn đề trong đó có sự tan vỡ các mối quan hệ và rối loạn tâm lý.

Bởi vậy, việc đặt ra quá nhiều mục tiêu và buộc mình phải hoàn thành tối ưu những điều đó chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi mà thôi.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất