70% diện tích vùng cửa sông Hồng bị nguy hiểm

Các nhà khoa học đã xác định được có 2 nhóm chính gây tổn thương đới ven biển do các tai biến liên quan đến biến đổi khí hậu (BĐKH), đó là: Các tai biến như xói lở, bồi tụ, biến động luồng lạch, bão và lũ, nước biển dâng cao và ô nhiễm môi trường; Các yếu tố tác động mạnh sau tai biến địa chất như bùn, bùn cát, cát, đá gốc và nhóm hoạt động dân sinh như nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, giao thông vận tải biển...


Một đoạn sông Hồng

Có tới 70% diện tích vùng nghiên cứu nằm trong mức độ nguy hiểm trung bình và tương đối cao phân bố ở thị trấn Tiền Hải, Ngô Đồng và các xã ven biển Hồng Thuận, Giao Nhân, Giao Than (Thái Bình), Cồn Thủ, Cồn Vành và Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Vùng có mức độ nguy hiểm đặc biệt cao chiếm 16% tại khu vực ven biển như Giao An, Giao Hưng (Nam Định), Hồng Tiến (Thái Bình), phía Nam cửa sông Ba Lạt và vùng có mức độ tổn thương thấp chiếm khoảng 14%.

Trên cơ sở đánh giá mức độ tổn thương và tự ứng phó cũng như phân tích nguyên nhân gây tác động nguy hiểm tới tài nguyên môi trường của vùng, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên môi trường, tăng cường hiệu lực của pháp luật, chính sách quản lý dựa vào cộng đồng, quản lý tổng hợp đới bờ với việc quy hoạch vùng để sử dụng bền vững tài nguyên với nhiều mô hình kinh tế bền vững.

Theo Ths Trần Mai Ước, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, cần xây dựng bản đồ rủi ro do BĐKH và mực nước biển dâng tại vùng ĐBSH với kế hoạch lai tạo giống mới về vật nuôi và cây trồng cho phù hợp với thời tiết và thổ nhưỡng của vùng. Đồng thời, cần xây dựng các trạm quan trắc và giám sát tài nguyên đất ngập nước; khôi phục và mở rộng rừng ngập mặn, xây dựng và vận hành hệ thống quan trắc tác động của Đồng bằng sông Hồng và các đập thủy điện trên sông Đà.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất