8 dấu hiệu thiên nhiên đang 'đau nặng'

Bức poster chú gấu Bắc cực cố bám lấy tảng băng chìm đã trở nên cũ với hiện tượng trái đất ấm lên. Có nhiều dấu hiệu phảng phất khác cho thấy vương quốc động vật đang bị suy thoái bởi sự can thiệp của con người.

Một vài ví dụ gần đây:

1. Di cư sớm hơn: Một vài loài chim đang đẩy sớm lên chuyến di cư hằng năm về phía bắc, khi bờ biển phía đông của Mỹ nóng lên, theo một nghiên cứu mới công bố của tạp chí Global Change Biology. Báo cáo này xác nhận lại những nghiên cứu từ năm 2006. Di cư sớm hơn nghe không có vẻ gì ghê gớm, nhưng các nhà khoa học cảnh báo rằng những con vật bay xa bắt nguồn từ Nam Mỹ, do đó chúng sẽ thiếu thông tin về thời điểm mùa xuân ở nơi đến trên Bắc bán cầu, và sẽ khó có thể thích nghi với khí hậu thay đổi (ví như thiếu thức ăn hay sự khác biệt về thời gian).

2. Quy luật sứa: Một đợt bùng phát của sứa trên toàn cầu đã khiến sinh vật có vòi này quá giang trên các con tàu đi khắp thế giới. Thực tế, các nghiên cứu cho thấy khoảng 1/4 các loài sinh vật biển trên các hải cảng quốc tế là những sinh vật lạ được di thực từ nơi khác đến, do sự hỗ trợ phát tán của con người.


3. Chuỗi thức ăn bị ô nhiễm: Tháng trước các nhà khoa học đã tìm thấy chất ô nhiễm độc hại trong 9 loài thân mềm ở dưới biển sâu. Trong đó có ít nhất hai chất đã bị cấm sử dụng là DDT và PCBs. Các nhà khoa học cho biết nó củng cố thêm quan điểm rằng các chất ô nhiễm đã tìm đường vào sâu đến chuỗi thức ăn ở biển.

4. Lánh nạn lên 'vùng cao'. 30 loài bò sát và lưỡng cư đã chuyển đến sống ở những nơi có khí hậu lạnh hơn do trái đất ấm lên đã khiến làm lượng thủy ngân tăng cao. Chúng ta có thể thấy hiện tượng tuyệt chủng lan rộng từ năm 2050 đến 2100, các nhà khoa học nói, bởi cuối cùng sẽ hết cả "các vùng đất cao".

5. Chim cánh cụt trong cơn nguy hiểm. Sự suy giảm nhanh quần thể các loài cánh cụt là do chúng đối mặt với ô nhiễm dầu, sự phát triển nhanh chóng của con người các vùng ven biển và sự tận diệt của các ngư dân. "Chim cánh cụt thuộc số những loài cho chúng ta thấy chúng ta đã làm thay đổi như thế nào thế giới của mình".

6. Sự chuyển dịch các dạng sống dưới biển: Các nhà khoa học đã trông thấy sự dịch chuyển đáng kể trong thành phần của cộng đồng các sinh vật biển ven bờ, gây ra một phần bởi sự thay đổi nhiệt độ đại dương, từ các có xương sống (cá) tới các loài không xương sống (cua, mực, tôm hùm) cũng như các loài ăn ở tầng đáy đã chuyển lên kiếm ăn ở tầng cao hơn. Trong khi đó, các loài nước ấm đã thay thế cho các loài nước lạnh trong quần thể.

7. Kí sinh trùng di cư: Thường tìm thấy ở tây nam nước Anh, ký sinh trùng Angiostronglyus vasorum, đã di cư lên phía bắc do nhiệt độ tăng. Người ta đã tìm thấy chúng trên chó và nhiều loài vật khác sống ở Scotland.

8. Thiếu thức ăn: Các loài động vật ăn thực vật trong những môi trường có mùa rõ rệt như Bắc cực đang vật lộn để nuôi sống mình, vì thời tiết ấm lên khiến thức ăn của chúng nở rộ trước khi chúng tới được các bãi thức ăn đó.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất