80% rừng nhiệt đới có thể biến mất do biến đổi khí hậu

Trong 90 năm nữa, số cá thể động thực vật định cư trong các khu rừng nhiệt đới trên thế giới có thể giảm chỉ còn chưa tới 20% so với hiện nay. Các nhà khoa học Mỹ cảnh báo sau khi tiến hành một nghiên cứu qui mô lớn về tình trạng ấm lên của Trái đất.

Hiện tại, các khu rừng nhiệt đới sở hữu hơn phân nửa chủng loài động thực vật trên hành tinh. Song, theo giới khoa học, những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu cộng với nạn chặt phá rừng tràn lan có thể buộc các loài hoặc phải thích nghi, hoặc bỏ đi, hoặc chết. Trong một thế kỷ nữa, biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi nghiêm trọng 2/3 diện tích rừng nhiệt đới ở Trung, Nam Mỹ và 70% ở châu Phi. Đáng chú ý, 80% diện tích lưu vực sông Amazon, bao phủ phần lớn rừng Amazon, ở Nam Mỹ sẽ chứng kiến tình trạng biến đổi về đa dạng sinh học.

Theo chuyên gia Greg Asner thuộc Viện Carnegie (Mỹ), đây là khảo sát đầu tiên cho thấy hệ sinh thái tự nhiên của thế giới sẽ trải qua giai đoạn thay đổi sâu sắc. Đối với những khu vực được dự báo sẽ hứng chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất, ngành lâm nghiệp nên tập trung ngăn chặn nạn chặt phá rừng, qua đó giúp các loài thích nghi dần với sự biến đổi của khí hậu. Trong khi đó, nhà khoa học Daniel Nepstad của Trung tâm Woods Hole ở Massachusetts chuyên nghiên cứu hiện tượng biến đổi khí hậu cho rằng nghiên cứu của nhóm Asner là bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy ảnh hưởng của biến đổi khí hậu kết hợp với tình trạng chiếm dụng đất rừng sẽ làm biến đổi nghiêm trọng hệ sinh thái tự nhiên của Trái đất, đặc biệt là sự tồn tại của các loài động thực vật.

(Nguồn: Telegraph)

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất