Ai chọn 10/3 là ngày giỗ tổ Hùng Vương?

Giỗ tổ Hùng Vương là ngày lễ truyền thống có từ lâu đời của dân tộc ta. Ai là người đã quyết định lấy 10/3 là ngày giỗ tổ của người Việt?

Các bạn trả lời được bao nhiêu câu trong 9 câu này (xem đáp án ở cuối nha)

 

Câu 1: Theo truyền thuyết, Hùng Vương là con của ai

A. Sùng Lãm

B. Lộc Tục

C. Kinh Dương Vương

D. Lạc Long Quân

Câu 2: Vua nào chọn 10/3 Âm lịch là ngày giỗ tổ Hùng Vương?

A. Lý Thái Tổ

B. Trần Thái Tông

C. Khải Định

D. Bảo Đại

Câu 3: Thánh Gióng đánh giặc Ân ở thời Hùng Vương thứ mấy?

A. Thứ năm

B. Thứ sáu

C. Thứ bảy

D. Thứ tám

Câu 4. Theo truyền thuyết, nhân vật nào sau đây là con rể của Hùng Vương thứ XVIII?

A. Mai An Tiêm

B. Phan Tây Nhạc

C. Sơn Tinh

D. Thục Phán

Câu 5. Ngoài Sơn Tinh, Hùng Vương thứ XVIII còn có con rể nào sau đây?

A. Mai An Tiêm

B. Lang Liêu

C. Chử Đồng Tử

D. Thục Phán

Câu 6. Có 18 đời Vua Hùng, vậy ngày 10/3 hàng năm giỗ vua nào?

A. Kinh Dương Vương

B. Lạc Long Quân

C. Hùng Vương thứ nhất

D. Tất cả các vua Hùng 

Câu 7: Vua Hùng thứ mấy được suy tôn làm tổ nghề của người Việt?

A. Thứ năm

B. Thứ sáu

C. Thứ bảy

D. Thứ tám

Câu 8. Hiện nay, đền thờ các Vua Hùng ở tỉnh nào?

A. Hà Tây

B. Hưng Yên

C. Vĩnh Phúc

D. Phú Thọ

Câu 9. Từ năm nào, người lao động được nghỉ làm vào ngày 10/3 Âm lịch?

A. 2005

B. 2006

C. 2007

D. 2008

Đáp án:

Câu 1: D. Lạc Long Quân - Theo truyền thuyết, Hùng Vương là con trai đầu của Lạc Long Quân và Âu Cơ, được sinh ra từ bọc trăm trứng. Lạc Long Quân là con trai của Kinh Dương Vương - thủy tổ của dân tộc Việt, còn Lạc Long Quân là tổ của dân tộc Việt. 

Câu 2: C. Khải Định - Ngày giỗ quốc tổ Hùng Vương đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, vào năm 1917, theo bản tấu của bộ Lễ, vua Khải Định quyết định lấy ngày 10/3 Âm lịch hàng năm là ngày giỗ quốc tổ Hùng Vương.

Câu 3: B. Thứ sáu - Thánh Giống là một trong bốn vị thánh “tứ bất tử”, sống vào đời Hùng Vương thứ sáu. Theo truyền thuyết, khi giặc Ân xâm lược, cậu bé Gióng đã vươn vai thành thanh niên cường tráng đi đánh giặc. Dẹp tan giặc, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời.

Câu 4: C. Sơn Tinh - Theo truyền thuyết, Sơn Tinh là con rể của Hùng Vương thứ XVIII. Khi vua Hùng kén rể, Sơn Tinh nhờ kiếm đủ sính lễ theo yêu cầu, lấy được Mỵ Nương. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đánh Sơn Tinh. Cuối cùng, Thủy Tinh thua trận.

Câu 5: C. Chử Đồng Tử - Ngoài Sơn Tinh, Hùng Vương thứ XVIII còn một người con rể khác là Chử Đồng Tử lấy công chúa Tiên Dung, cũng là vị thánh trong “tứ bất tử”.

Câu 6. D. Tất cả các vua Hùng - 10/3 Âm lịch hàng năm được chọn là ngày giỗ của các Vua Hùng nói chung, đó không phải là ngày giỗ Vua Hùng cụ thể nào.

Câu 7: C. Thứ 7 - Vua Hùng được suy tôn làm tổ nghề của người Việt là Hùng Vương thứ bảy. Ông chính là Lang Liêu, người đã “khai sinh” ra bánh chưng và bánh dày.

Câu 8: D. Phú Thọ - Đền thờ các Vua Hùng hiện nay ở núi Nghĩa Lĩnh thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Câu 9: C. 2007 - Năm 2007, Quốc Hội nước ta quyết định cho người lao động trên cả nước được nghỉ làm vào ngày giỗ quốc tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch.

 

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất