Ai không nên ăn cua, ghẹ?

Những lưu ý khi ăn hải sản

Cua, ghẹ là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Tuy rất bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn thực phẩm này.

Cua nướng, mắm cua dễ nhiễm sán lá phổi

Theo ông Nguyễn Duy Thịnh (ĐH Bách Khoa Hà Nội), cua, ghẹ bổ dưỡng, cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin nhóm B2, B5, B6, B12 Selen, đồng, magiê, phốt pho, magie… cần thiết cho cơ thể.

Th.s Nguyễn Hồng Hà – nguyên Phó Giám đốc BV Nhiệt đới TƯ từng cho biết: cua sống, gỏi, đặc biệt là món cua suối nướng than hoa, mắm cua sống rất dễ có nang sán lá phổi. Nếu chưa nấu chín sẽ nhiễm ấu trùng sán lá phổi. Cả ấu trùng sán lá phổi và sán lá phổi trưởng thành tồn tại ở ngoại cảnh rất kém, nhưng người hoặc động vật ăn phải cua có ấu trùng nang chưa được nấu chín chúng sẽ vào dạ dày, ruột và xuyên qua thành ống tiêu hóa vào ổ bụng, rồi xuyên qua cơ hoành vào màng phổi và phế quản làm tổ.

Sau 5-6 tuần ăn phải ấu trùng sán, cơ thể sẽ có sán lá phổi trưởng thành. Do chúng ít đẻ trứng nên bác sĩ khó phát hiện. Sán lá phổi sẽ ăn rỗng phổi, khiến phổi bị tổn thương, sốt, ho ra máu…

Do đó hạn chế ăn cua chưa chín, gỏi... Các món ăn từ cua đều phải nấu chín.

Ngoài ra sán lá gan, sán dây… cũng rất dễ mắc phải khi ăn cua ghẹ (đặc biệt là cua đồng).

Dễ nhiễm độc, ngộ độc

Do ô nhiễm môi trường nên một số cua, ghẹ ngon bổ vô tình trở thành “kho chứa chất độc”. Nếu cua, ghẹ sống ở khu vực nước bị ảnh hưởng bởi hoạt động canh tác nông nghiệp thường tích tụ thuốc trừ sâu trong nó. Trong thịt cua ở những khu vực nước bị ô nhiễm, các nhà khoa học thấy nhiều nhất là 2 loại độc tố Dioxin và PCBs (Polychlorinated biphenyls), gây phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan, làm tăng nguy cơ ung thư, thậm chí tăng nguy cơ sinh con khuyết tật bẩm sinh ở phụ nữ mang thai, và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Dễ dị ứng

Cua, ghẹ là loại thủy sản đứng đầu nguyên nhân gây dị ứng, do đó người mẫn cảm cần cẩn thận, nên ăn ít một, nếu dị ứng, nổi mề đay, ngứa ngáy, nôn nao, đau đầu, chóng mặt, khó thở… cần tới bệnh viện ngay kẻo hôn mê, tụt huyết áp… có thể dẫn tới tử vong.

Dễ nhiễm khuẩn

Ăn cua, ghẹ chết, hoặc chế biến không đúng cách dễ “dính” các vi khuẩn gây ngộ độc như: khuẩn cầu trùm, khuẩn dấu phẩy… Nguy hiểm nhất là khuẩn Listeria monocytogenes – có thể kháng nhiệt, kháng axit và muối cao và tồn tại, sinh trưởng được ở môi trường lạnh. Các loại vi khuẩn dễ dàng tấn công người có hệ miễn dịch yếu, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai… trong vòng 3 - 30 ngày. Phụ nữ mang thai ăn phải loại cua ghẹ này dễ bị sảy thai, sinh non, thai nhi chết yểu sau sinh.

Làm giảm hiệu quả của thuốc

Thịt cua giàu đồng, selen nên sẽ giảm hiệu quả cho người đang uống thuốc. Vì đồng có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt và thuốc kháng sinh. Selen làm tăng tác dụng phụ của thuốc giảm đau (thuốc an thần) vì nó làm chậm sự đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.

Nếu đang uống thuốc chống đông máu có thể làm tăng dược tính của thuốc và tăng nguy cơ bị xung huyết.

Ai không được ăn?

Chế biến, bảo quản thế nào?

Chọn cua ghẹ ngon

Nên mua cua, ghẹ nơi có uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Cua, ghẹ ngon là còn sống, đủ chân càng, mình chắc. Bấm yếm thấy cứng thì là cua già, nhiều thịt.

Không nên ham rẻ mà mua cua, ghẹ chết, mùi hôi, tanh. Cũng không nên chọn con cua, ghẹ có yếm nhẵn, mềm là cua mới lột vỏ (to, nặng nhưng nhiều nước, ít thịt).

Cua, ghẹ mua rồi, cần giữ trong lồng, hộp thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Không để cua ghẹ ngập trong nước vì cua dễ chết. Trên cùng dấp nước vào vào khăn, hoặc giấy báo để giữ ẩm cho cua (giúp cua sống thêm 4 - 8 giờ sau khi vớt ra khỏi nước).

Chế biến và sử dụng cua, ghẹ

Không nên

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất