AI phục dựng gương mặt 54 hoàng đế La Mã

Gương mặt của các hoàng đế La Mã như Caligula, Nero và Hadrian được phục dựng hết sức chân thực nhờ đồ họa kỹ thuật số.

Các đặc điểm của những hoàng đế xa xưa được lưu lại qua hàng trăm bức tượng điêu khắc, nhưng ngay cả tác phẩm chi tiết nhất cũng không thể mô tả chính xác diện mạo của họ khi còn sống. Nhà điện ảnh học và chuyên gia thiết kế thực tế ảo Daniel Voshart sử dụng phương pháp học máy, thuật toán vi tính học hỏi qua kinh nghiệm trong mạng lưới để khám phá chân dung thực sự của các hoàng đế La Mã.


Gương mặt của hoàng đế Caligula do AI phục dựng. (Ảnh: Daniel Voshart).

Trong mạng lưới mang tên Artbreeder, thuật toán phân tích khoảng 800 tượng bán thân để lập mô hình hình dáng gương mặt, ngũ quan, tóc và da giống như người thật, sau đó bổ sung thêm màu sắc. Voshart cũng điều chỉnh những mô hình Artbreeder bằng phần mềm Photoshop, bổ sung chi tiết lấy từ mặt đồng xu, tác phẩm nghệ thuật và sử sách.

Theo Voshart, bức tượng bán thân điêu khắc đẹp và nguyên vẹn với các đặc điểm gương mặt tiêu chuẩn sẽ dễ cho kết quả hơn. Ngược lại, bộ dữ liệu bao gồm tượng điêu khắc bị phá hủy hoặc vẽ trong điều kiện ánh sáng kém sẽ cho hình ảnh không chân thực.

Những tượng bán thân mà Voshart thường dùng làm nguồn cơ bản được đẽo khi hoàng đế vẫn còn sống hoặc là tác phẩm của thợ điêu khắc có tay nghề. Về màu da, Voshart cung cấp cho Artbreeder ảnh tham chiếu có màu, hoặc để hệ thống tự "đoán" cách phân bố các tông màu để bề mặt mô hình trông giống da người thật.

Việc xem xét tất cả tác phẩm nghệ thuật và tài liệu tham chiếu về các hoàng đế kéo dài khoảng hai tháng. Trung bình mỗi chân dung mất khoảng 15 - 16 giờ để thực hiện. Ví dụ, đối với hoàng đế Caligula, người trị vì từ năm 37 đến 41, Voshart điều chỉnh mô hình Artbreeder với những mô tả từ bài báo xuất bản năm 1928 trên tạp chí Studies in Philology. Nero, hoàng đế cai trị từ năm 54 đến 68, có xương hàm bạnh, da có tàn nhang và gương mặt ở mức ưa nhìn thay vì quyến rũ.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất