Albert Einstein - thiên tài tuổi Mão và phát minh vĩ đại làm thay đổi thế giới
Được xem là bộ óc vĩ đại của nhân loại, tạp chí Times gọi là Albert Einstein là “Person of the Century” – tức “Con người của thế kỷ”, người có sức ảnh hưởng lớn lao đến nhân loại trong cả nghìn năm. Những thành tựu tri thức lớn lao đã khiến tên gọi “Einstein” trở nên đồng nghĩa với từ ngữ “thiên tài”.
Không chỉ là nhà vật lý học vĩ đại nhất mọi thời đại mà Albert Einstein (14/3/1879 - 18/4/1955) còn là biểu tượng của văn hóa đại chúng. Thuyết tương đối với công thức nổi tiếng E = mc2 của ông là nền tảng của sự phát triển năng lượng nguyên tử, là một trong những cơ sở khoa học của các lý thuyết hiện đại về vũ trụ.
Albert Einstein (14/3/1879 - 18/4/1955).
Các công trình nghiên cứu của ông còn góp phần không nhỏ vào việc khám phá những bí mật của ADN, vào cuộc cách mạng của công nghệ máy tính hiện đại, cũng như thúc đẩy tất cả các lý thuyết vật lý hiện đại cùng phát triển theo hướng hợp nhất giữa thế giới vi mô và thế giới vĩ mô.
Albert Einstein - "người hùng" của nền khoa học hiện đại
Nổi danh là người sở hữu "bộ não thiên tài", tuy nhiên, thời thơ ấu của Albert Einstein lại không phải quá đẹp như những vĩ nhân khác trên thế giới.
Albert Einstein từng là một cậu bé khác biệt. (Ảnh: ESP).
Albert Einstein sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879 trong một gia đình tại thành phố Ulm thuộc tiểu bang Baden-Wurttemberg của nước Đức. Ngay từ khi sinh ra, nhà vật lý người Đức đã bị bác sĩ nhận định là chậm phát triển do khả năng nói bị hạn chế. Thế nhưng, bản chất bướng bỉnh khác thường của ông khi luôn không tuân theo những quy luật, đã được bộc lộ ngay từ khi ông chỉ mới 5 tuổi, chứng minh cho tương tai sẽ trở thành một thiên tài.
Đam mê đối với khoa học của ông được khơi dậy mãnh liệt từ khi gia đình ông chuyển tới Munich để thành lập công ty kỹ thuật điện. Nhà khoa học từng cho biết, có 2 thứ đã đưa ông đến với thế giới khoa học: Đó là chiếc la bàn được bố tặng khi mới 5 tuổi và cuốn sách hình học ông yêu thích ở tuổi 12.
Dẫu vậy, việc học tập của ông liên tiếp bị gián đoạn do những thất bại của gia đình trong việc kinh doanh. Mãi năm 17 tuổi, ông đậu vào trường Đại học Bách khoa Zurich để đào tạo thành giáo viên toán học và vật lý.
Sau khi ra trường ông làm thư ký kỹ thuật cho một văn phòng cấp bằng sáng chế Thụy Sĩ. Để có thời gian cho việc sáng chế nghiên cứu khoa học, ông luôn có gắng hoàn thành công việc ở văn phòng trong thời gian ngắn nhất có thể.
Phát minh vĩ đại làm thay đổi thế giới
Được tạp chí Times xướng tên là "Person of the Century" – Con người của thế kỷ, nhà vật lý Albert Einstein cùng những thành tựu vĩ đại ngoài sức tưởng tượng của người thường, tiêu biểu là thuyết tương đối của Einstein, đã khiến "cục diện" nền khoa học nhân loại có "sự chuyển mình" vượt bậc.
Thuyết tương đối hẹp
Một trong những thành tựu sớm nhất và có tầm ảnh hưởng nhất thời đại của Einstein là thuyết tương đối hẹp – được công bố năm 1905 thông qua một bài báo. Công trình nghiên cứu này của ông cho thấy mối quan hệ giữa không – thời gian và các hiện tượng liên quan, qua đó thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận của nhà khoa học về không gian và thời gian.
Sự ra đời của thuyết tương đối hẹp đã đem đến những đổi thay lớn cho nhân loại thông qua các ứng dụng cho đời sống hàng ngày, nổi bật là hệ thống định vị toàn cầu GPS hay nam châm điện.
Định luật năng lượng và khối lượng E = mc2
Một trong những ngã rẽ bất ngờ mang tính "Biểu tượng văn hóa" trong quá trình nghiên cứu Thuyết tương đối hẹp là phương trình E = mc2. Đây là một phương trình toán học được Einstein xây dựng nhằm thể hiện mối liên hệ giữa "vật chất và năng lượng
Công thức của Einstein đã đem đến một diện mạo mới cho nền khoa học nhân loại khi được áp dụng trong việc hình thành các lò phản ứng hạt nhân, hay là xác định tuổi của cổ vật bằng đồng vị phóng xạ Cacbon 14.
Thuyết tương đối tổng quát
Năm 1915, Einstein đã công bố công trình nghiên cứu khoa học của mình mang tên Thuyết tương đối tổng quát trước Viện hàn lâm khoa học Phổ, qua đó làm thay đổi nhận thức về không gian – thời gian và mở ra một cánh cửa tới vũ trụ cùng những khám phá thú vị về hố đen.
Được xem là lý thuyết khoa học mang tính cách mạng nhất lịch sử, thuyết tương đối tổng quát giải thích thời gian và chuyển động tương đối như thế nào với quan sát viên. Một số hệ quả nổi bật liên quan tới thuyết này là hiểu sâu hơn quá trình hình thành và tiến hóa của vũ trụ, Big Bang, lỗ đen, hay sóng hấp dẫn.
Thuyết lượng tử ánh sáng
Với công trình nghiên cứu này, nhà vật lý Einstein đã giúp các nhà khoa học biết được rằng cả ánh sáng và các vật chất đều bao gồm các hạt nhỏ có đặc tính giống như sóng liên kết. Ánh sáng bao gồm các hạt gọi là photon, và vật chất gồm các hạt electron, proton, neutron. Theo đó, hệ quả của lý thuyết này là hiệu ứng quang điện – tiền đề cho sự phát minh TV cùng các thiết bị có màn hình.
Thuyết lượng tử ánh sáng đã trở thành một thành tựu có ý nghĩa quan trọng đối với Einstein và giúp ông đạt được giải thưởng Nobel Vật lý năm 1921.
Là thước đo trí thông minh của nhân loại
Einstein chưa từng trải qua bất cứ bài kiểm tra trí não chính thức nào khi còn sống.
Có một sự thật thú vị đó là Einstein chưa từng trải qua bất cứ bài kiểm tra trí não chính thức nào khi còn sống mặc dù những bài kiểm tra trí thông minh như vậy đã được áp dụng nhiều tại các trường học.
Do đó, dựa theo các dữ liệu tiểu sử, các chuyên gia xác định IQ của ông năm trong khoảng 160 đến 180 – con số chỉ dành cho những thiên tài.
Những con số không thể hoàn toàn nói đúng về sự thông thái của một người, bởi các chỉ số IQ còn bị thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố khách quan cũng như bao quát được khả năng của người đó trong cuộc sống.
Tuy nhiên, trí thông minh hơn người của Albert Einstein là sự thật không thể phủ nhận, nên ông chính là thước đo chính xác và cụ thể nhất cho một bộ não thiên tài.
- Những điều chưa biết về Einstein
- Albert Einstein và 24 câu nói truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ
- Top 7 công trình đã làm thay đổi thế giới của Albert Einstein