Amino axit giúp tìm hiểu nguồn gốc của sự sống

Sau khi phân tích các mảnh thiên thạch nhiệt độ cao rơi xuống khu vực phía bắc Sudan năm 2008, các nhà khoa học thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện chất amino axit, một vật chất cơ bản của sự sống.


Thiên thạch. (Ảnh internet)

Các nhà khoa học NASA giải thích việc phát hiện amino axit trong các mảnh thiên thạch rơi xuống Trái Đất cho thấy amino axit có thể được hình thành trong cơ chế không có nước. Điều này đã làm gia tăng xác suất tìm thấy sự sống ngoài hệ Mặt Trời.

Trước đó, giới khoa học cũng đã phát hiện amino axit trong các mảnh thiên thạch nhiệt độ thấp và giàu carbon. Tuy nhiên, đây là lần đầu giới khoa học phát hiện amino axit trong điều kiện nhiệt độ 1.100 độ C.

Phát hiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cung cấp chứng cứ thuyết phục chứng minh cho lý thuyết sự sống trên Trái Đất đến từ một tiểu hành tinh ngoài Trái Đất.

*
***

Công bố bản đồ vệ tinh thế giới phiên bản mới

Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) hôm 21/12 đã công bố bản đồ vệ tinh thế giới phiên bản mới nhất.


Ảnh mang tính minh họa. (Nguồn internet)

Các cơ quan nghiên cứu và công chúng có thể tải phiên bản mới nhất này tại từ trang web GlobCover.

Bản đồ vệ tinh thế giới phiên bản mới nhất được phác họa trên cơ sở dữ liệu mới nhất thu thập năm ngoái bởi vệ tinh quan sát môi trường ENVISAT.

Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu cho biết, bản đồ vệ tinh thế giới phiên bản mới nhất có ý nghĩa quan trọng giúp giới khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, qua đó giúp bảo vệ sự đa dạng sinh vật và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Trước đó vào năm 2008, Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu cũng đã công bố bản vệ tinh thế giới được phác họa trên cơ sở dữ liệu thu thập được trong khoảng thời gian từ tháng 12/2004 đến tháng 6/2006.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất