Ăn mì nhiều năm nhưng bạn có biết đây là 4 lý do khiến sợi mì tôm phải cong?

Hầu hết những gói mì ăn liền mà mình từng biết chúng đều được đóng gói với dạng gợn sóng, trong khi mỳ Ý, mì trứng hay các loại hủ tiếu, phở, bún ăn liền thì lại không. Có một quy định chung gì hay không? Tại sao mì ăn liền lại cong chứ không phải thẳng?

Để tiết kiệm không gian đóng gói - trông nhiều hơn

Trong quá trình chế biến tại các nhà máy, mì đã được để sẵn vào các khay sau đó chiên và đóng gói. Làm sợi mì gợn sóng để dễ xếp chồng chúng lên nhau, chứa được nhiều mì hơn trong một bao bì nhỏ. Những gói mì ăn liền thường rất nhỏ gọn, bao bì ôm sát, không phùng phình, nhưng người dùng luôn có cảm giác nó đầy đặn. Việc này cũng tiết kiệm bao bì đóng gói vì giá thành của mì ăn liền thường phải hợp lý.

Để quá trình chế biến thuận tiện

Đa số mì ăn liền đều được chiên qua trước khi đóng gói (trừ các mì được quảng bá là không chiên). Trong quá trình chiên, sợi mì có thể sẽ nở ra (tăng diện tích), tạo hình gợn sóng giúp cho gói mì dễ giãn nở ở nhiệt độ cao.

Để bảo quản và vận chuyển tốt hơn

Hầu hết mình ăn liền đều rất giòn, do đó chúng sẽ rất dễ bị nát ra khi có va chạm mạnh. Để hạn chế những gói mì nát vụn trong quá trình vận chuyển và đến tay người dùng thì mì được làm dạng gợn sóng sẽ tốt hơn so với để thẳng.

Dễ nấu và dễ ăn

Sợi mì hình lượn sóng giúp lưu thông không khí tốt hơn giúp sợi mì dễ nở và nhanh khô trong quá trình chế biến. Mì ăn liền là để ăn nhanh và tiện, sợi mì được làm hình gợn sóng sẽ giúp thuận tiện khi ăn, dùng nĩa, đũa hay muỗng đều có thể ăn được. Chính hình dạng gợn sóng như vậy mà người ăn dễ gắp, nó không bị trơn trượt như sợi mì thẳng.

Các bạn còn biết nguyên nhân nào nữa không? Bổ sung giúp mình nhá!

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất