Ảnh mới nhất về cảnh tượng chưa từng thấy ở sao Hỏa
Trong những hình ảnh mới nhất ghi lại được, sao Hỏa trông giống như “một chiếc bánh quy phết kem” hơn là một hành tinh đỏ.
Miệng núi lửa Danielson. Mùa đông tạo nên những lớp băng carbon dioxide mỏng bao phủ cồn cát ở các cực. Vào mùa xuân, lớp băng này bốc hơi và hiện tượng rã đông diễn ra theo chiều thẳng đứng từ đáy cồn cát lên. Quá trình này “bẫy” khí ở khu vực giữa lớp băng và cát. Khi băng tan, khí phun ra từ các vết nứt và kéo theo cát. Điều đó tạo ra hình ảnh với vùng tối trông như chiếc bánh quy cạnh phần sáng “phết kem”. Ở phía bên phải của hình ảnh là những đụn cát hình lưỡi liềm hợp lại thành những “rặng núi” hướng gió. Dựa vào những hình ảnh này, các nhà khoa học nhận định chính những cơn gió thứ cấp là yếu tố định hình cồn cát. Mars Reconnaissance Orbiter của NASA cũng chụp lại được hình ảnh ở miệng núi lửa Danielson rộng 67,5km nằm ở phía Tây Nam sao Hỏa. Trong miệng núi lửa, đá và cát đã bị đóng băng sau khi kết dính lại với nhau. Cát ở đây có màu xanh lam, nằm rải rác trên các rặng núi. Lượng trầm tích trong miệng núi lửa đã thay đổi qua nhiều năm với một số khu vực không bị xói mòn trong khi những khu vực khác đã hoàn toàn bị xóa sổ. Điều này gây ra các lớp đất đá nhấp nhô giống như bậc thang. (Ảnh: CNN).
Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đã ghi lại hình ảnh miệng núi lửa Korolev rộng hơn 80km gần cực Bắc sao Hỏa. Bức ảnh được chụp trong tuần này bởi Cơ quan Vũ trụ Châu Âu và máy ảnh của Roscosmos ExoMars Trace Gas Orbiter cho thấy các cồn cát ở cực Bắc trên sao Hỏa. (Ảnh: CNN).
Robot thám hiểu Curiosity chụp lại khu vực đỉnh Teal trên sao Hỏa. Đây là một trong số hình ảnh về sao Hỏa mới được NASA công bố gần đây. (Ảnh: CNN).
Dung nham nguội lưu lại dấu tích các cồn cát di chuyển dọc về phía Đông Nam sao Hỏa trông giống ký hiệu trong phim Star Trek. (Ảnh: CNN).
Hoàng hôn trên sao Hỏa ngày 25/4. (Ảnh: CNN).
Máy đo địa chấn của NASA đang đo độ mạnh động đất trên sao Hỏa lần đầu ngày 6/4.
Một kênh sông trên sao Hỏa. (Ảnh: CNN).
Bức ảnh "selfie" của vệ tinh InSight của NASA trên sao Hỏa. (Ảnh: CNN).
Hình ảnh bán cầu Valles Marineris của sao Hỏa thực ra là ảnh ghép từ 102 bức ảnh chụp bởi Tàu vũ trụ Viking. Trung tâm khu vực là hẻm núi Valles Marineris dài hơn 2.000km và sâu hơn 8km. (Ảnh: CNN).
Robot thám hiểm sao Hỏa Curiosity cũng có thể tự chụp ảnh "selfie". Ảnh chụp tại điểm khoan Quela ở khu vực Murray Buttes dưới đỉnh Sharp. (Ảnh: CNN).
Sao Hỏa không phải là một hành tinh phẳng phiu và cằn cỗi. Nili Patera là một khu vực trên sao Hỏa có những đụn cát và gợn sóng di chuyển liên tục. (Ảnh: CNN).
Các khối kết khoáng chất giàu hematite gần miệng núi lửa Fram trông như những quả việt quất trong ảnh chụp bởi cánh tay robot Opportunity của NASA. (Ảnh: CNN).
Tấm ảnh chụp của NASA cho thấy rõ sự thay đổi của hành tinh bao bọc bởi lớp bụi gây ra do bão cát. (Ảnh: CNN).
Đỉnh Sharp, một rặng núi giàu hematite trên sao Hỏa. (Ảnh: CNN).
Các lớp quặng và mỏm băng tại cực Bắc sao Hỏa. (Ảnh: CNN).
Bức ảnh ghi lại khu vực cực Bắc sao Hỏa được chụp kết hợp từ hai vệ tinh của NASA. (Ảnh: CNN).
Các hình thái địa lý của sao Hỏa được tạo nên và chịu sự tác động mạnh mẽ của gió. (Ảnh: CNN).
Một lốc xoáy đối lưu bụi quét qua khu vực thung lũng dưới dãy Knudsen trên sao Hỏa. (Ảnh: CNN).
Một miệng núi lửa nhỏ rộng chừng 1km ở bán cầu Nam sao Hỏa. Băng giá còn đọng ở dốc phía Nam của miệng núi vào thời điểm cuối mùa đông chuẩn bị sang xuân. (Ảnh: CNN).
Một hố núi lửa rộng khoảng 30m mới hình thành trên sao Hỏa. (Ảnh: CNN).
Hình ảnh panorama đường chân trời phía Đông sao Hỏa. (Ảnh: CNN).