Anh: Vắc xin mới chống lở mồm long móng động vật

Trong một nỗ lực ngăn chặn và thanh toán hoàn toàn bệnh lở mồm long móng ở động vật, các nhà khoa học Anh cho biết họ đã nghiên cứu thành công một loại vắcxin mới an toàn hơn và hiệu quả hơn các loại vắcxin khác hiện đang được sử dụng nhằm chống lại dịch bệnh nguy hiểm này.

Công trình nghiên cứu trên do một nhóm các nhà khoa học đến từ Viện Pirbright, Trường Đại học Reading và Oxford của Anh thực hiện, và công bố trên nhật báo các nguồn bệnh PLOS số ra ngày 27/3.


Vắc xin mới khi đưa vào cơ thể động vật không thể trở lại dạng lây nhiễm

Khác với vắc xin truyền thống là được phát triển từ những virus truyền nhiễm sống, các nhà khoa học Anh tin rằng họ có thể phát triển một loại vắc xin hoàn toàn nhân tạo thông qua phương pháp phân tích nguyên tử của virus bằng máy gia tốc hạt nhân.

Vỏ ngoài của virus có chứa axít ribonucleic (ARN) không gây bệnh. ARN không gây bệnh đóng vai trò là virus vật chất di truyền có khả năng tự nhân bản. Do đó, trong quá trình tiêm vắc xin, sẽ không xảy hiện tượng nhiễm trùng ngẫu nhiên. Dựa vào đặc tính này, các nhà khoa học có thể tái xây dựng cấu trúc bên ngoài virus để phát triển một loại vắc xin mới.

Một thành công lớn nữa trong công trình nghiên cứu trên đó là các nhà khoa học có thể cải tiến kết cấu của virus để khiến nó mạnh hơn. Các thử nghiệm tiền lâm sàng cho thấy virus này vẫn ổn định kể cả trong nhiệt độ tới 56 độ C trong ít nhất hai giờ đồng hồ.

Với phương pháp này, vắc xin mới khi được đưa vào cơ thể động vật không thể trở lại dạng lây nhiễm. Giáo sư Dave Stuart của trường Đại học Oxford tin tưởng thành tựu mới này sẽ giúp "xóa sổ" bệnh lở mồm long móng ở động vật.

Với công nghệ trên, các nhà khoa học có thể phát triển các loại vắc xin phòng chống các bệnh có virus cùng họ như bệnh viêm tủy xám, bệnh chân tay miệng, và các virus bệnh địa phương tại các nước Đông Nam Á.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất