Australia thả thành công loài muỗi đặc biệt có thể ngăn chặn dịch sốt xuất huyết

Các nhà nghiên cứu Australia lần đầu tiên tuyên bố rằng cả một thành phố tại đất nước này đã được bảo vệ khỏi sự bùng phát của dịch sốt xuất huyết.

Các nhà nghiên cứu Australia đã tiến hành nuôi nhốt giống muỗi chứa vi khuẩn Wolbachia tự nhiên, sau đó thả những con muỗi này ra khắp thành phố Townsville, tại đây chúng tiến hành giao phối với những giống muỗi địa phương.


Những con muỗi mang vi khuẩn Wolbachia được nuôi dưỡng đặc biệt làm giảm sự lây truyền của virus sốt xuất huyết.

Bằng cách này, vi khuẩn Wolbachia, vốn có khả năng gây cản trở tới quá trình lây lan dịch sốt xuất huyết, sẽ được lan truyền ra các giống muỗi khác tại địa phương, nhờ vậy thành phố Townsville đã không còn dịch bệnh kể từ năm 2014.

Các nhà khoa học đến từ Đại học Monash thành phố Melbourne cũng tin tưởng vào khả ngăn chặn bệnh Zika và sốt rét do muỗi nhờ nghiên cứu của họ.

Giáo sư Scott O'Neill, giám đốc Chương trình nghiên cứu muỗi quốc tế cho biết: “Với chi phí khoảng 15 USD/người, cuộc thử nghiệm ở thành phố Townsville đã chứng minh phương thức này có thể có tác dụng nhanh chóng, hiệu quả với chi phí hợp lý, cung cấp sự bảo vệ liên tục cho cộng đồng khỏi các bệnh lây nhiễm qua muỗi".

Dự án nghiên cứu này hiện đang được tiến hành ở 11 quốc gia, nhằm mục đích triển khai muỗi Wolbachia đến nhiều nơi trên thế giới bao gồm cả những quốc gia kém phát triển, đồng thời cố gắng cắt giảm chi phí sử dụng xuống chỉ còn 1 USD/người.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất