Bạn có biết chức năng của lưỡi rắn là gì không? Kết quả cực bất ngờ nhé!
Cứ ngỡ rắn thò thụt lưỡi để bắt mồi nhưng ai dè chúng lại có chức năng khác, thật không thể ngờ đấy!
Vẫn là những câu hỏi về rắn, dường như những bí ẩn về loài bò sát vẫn luôn thu hút sự chú ý của nhiều người.
Chắc hẳn chúng ta đã quá quen với hình ảnh lưỡi rắn, thế nhưng lưỡi rắn cứ "thò ra thụt vào" như vậy có chức năng gì nhỉ?
Chắc hẳn chúng ta đã quá quen với hình ảnh này đúng không?
Có khá nhiều giả thuyết được đưa ra nhằm lý giải chức năng thực sự của chiếc lưỡi rắn. Nào là chúng thò ra thụt vào để bắt mồi, nào là để tăng hương vị cảm nhận hương vị thức ăn... nhưng nghiên cứu khoa học mới nhất đã bác bỏ các giả thuyết trên.
Theo chuyên gia sinh vật học tiến hóa Kurt Schwenk thuộc ĐH Connecticut (Mỹ), người đã nghiên cứu về chức năng của lưỡi rắn suốt 20 năm qua thì rắn sử dụng lưỡi để... ngửi.
Rắn sử dụng lưỡi để... ngửi.
Cụ thể, rắn dùng lưỡi để thu nhận hóa chất trong không khí, trên mặt đất. Khi 1 chiếc lưỡi "lướt" trong không khí, chúng sẽ thu thập phân tử hóa học nhỏ, khi đưa lưỡi trở lại miệng, chúng sẽ tích hợp với 1 bộ phận có tên gọi là vomeronasal (hay còn gọi là "lá mía") trong vòm miệng rắn.
Khi phân tử hóa học thâm nhập bên trong vomeronasal, chúng sẽ làm khởi phát tín hiệu khác nhau truyền tới não. Lúc này, hệ thống vomeronasal sẽ giải đáp cho rắn biết thứ chúng vừa "ngửi" thấy là gì.
Lưỡi sẽ giúp rắn sẽ định hướng được đường đi, từ đó phát hiện được sự nguy hiểm.
Cần nói rõ 1 chút, thật ra phần lưỡi của rắn thò ra xong thụt vào không di chuyển hẳn vào bên trong miệng khép kín mà chỉ đơn giản đưa hóa chất thu thập được lên miếng đệm trên sàn miệng rắn đang khép chặt lại thôi.
Theo các chuyên gia, những miếng đệm này đã đưa phân tử mẫu hóa chất đến lối vào lá mía khi sàn miệng nâng lên tiếp xúc với vòm miệng, ngay tiếp sau khi rắn thè lưỡi ra.
Bằng cách này, rắn sẽ định hướng được đường đi, từ đó phát hiện được sự nguy hiểm - giúp rắn tránh được kẻ thù hoặc "vớ" được con mồi.