Bạn sẽ thấy thế giới sinh vật khốc liệt thế nào qua những bức hình sau

"Mạnh được yếu thua" - đó là quy luật bất biến của tự nhiên mà các sinh vật vẫn luôn phải tuân theo.

Thế giới chúng ta đang sống thực sự không êm đềm như bạn tưởng. "Mạnh được, yếu thua" - các loài sinh vật luôn phải đấu tranh để sinh tồn theo quy luật này.

Và những hình ảnh dưới đây sẽ giúp bạn cảm nhận rõ hơn về hiện thực khốc liệt của cuộc sống. Dám chắc rằng nhiều người sẽ cảm thấy thiên nhiên đáng sợ hơn rất nhiều lần.


Đây là loài giun bobbit - một con quái vật đúng nghĩa sống dưới đáy đại dương. Chúng có tập tính phục kích con mồi dưới lớp cát. Miệng của loài giun dài 3m này luôn mở để chào đón những con mồi xấu số bơi qua.


Tiết ra một chất nhầy dính có chứa nọc độc là cách mà loài giun đất planarians này săn mồi. Ngay sau khi lọt vào miệng, các axit tiêu hóa sẽ ngay lập tức bao phủ lấy con mồi.


Thế giới côn trùng tưởng hiền hòa nhưng cũng khốc liệt không kém. Sinh vật to lớn trong ảnh thuộc họ Muỗm, còn kẻ bị nó xé xác là dế mèn.

Bạn sẽ thấy thế giới sinh vật khốc liệt thế nào qua những bức hình sau
Sứa lược (comb jellies) là những sinh vật được xem là "quái vật ngoài hành tinh dưới đại dương" do vẻ ngoài của chúng. Sứa lược đại diện cho nhánh sinh vật cổ xưa nhất trên Trái đất. Và khi quá đói, chúng không ngại ngần mà tự xử lẫn nhau.


Cách loài cá sling-jaw (Epibulus insidiator) bắt mồi thật đáng kinh ngạc. Chúng có hàm rất linh hoạt, có thể kéo dài quá nửa chiều dài cơ thể , do đó con mồi gần như không có cơ hội trốn thoát.


Chỉ có 6 loài rắn trên Trái đất có thể ăn trứng. Chúng sống ở châu Phi và Ấn độ.

Bạn sẽ thấy thế giới sinh vật khốc liệt thế nào qua những bức hình sau
Loài trăn và các loài rắn nói chung được "trời phú" cho một bộ hàm cực kỳ bá đạo, có thể mở rộng tới 130 độ. Hơn nữa, các xương hàm đều được nối với nhau bằng dây chằng rất đàn hồi, cho phép chúng mở rộng miệng ra hai bên. Chính vì thế, chúng có thể nuốt một con mồi lớn hơn gấp nhiều lần.

Bạn sẽ thấy thế giới sinh vật khốc liệt thế nào qua những bức hình sau.
Đỉa đỏ khổng lồ là một loài động vật đặc hữu núi Kinabalu, Borneo, Indonesia. Khác với các loài đỉa khác, "quái vật" của vùng núi Kinabalu dài 30cm này không hút máu mà chỉ ăn loài giun đất khổng lồ tại đây, tạo nên cảnh tượng "quái dị" chúng ta đang ngắm nhìn.


Con giun này là một trong 1.000 loài giun ruy-băng - một nhóm giun sống dưới đáy đại dương. Thứ bạn nhìn thấy là cách chúng bắt mồi: phun ra một chất dịch nhầy tóm chặt lấy con mồi. Trông khá kinh dị phải không.

Bạn sẽ thấy thế giới sinh vật khốc liệt thế nào qua những bức hình sau
Hầu hết các loài sâu bướm sinh tồn bằng cách ăn lá cây, nhưng không phải sâu bướm Carnivorous. Bằng cách nào đó, loài sâu bản địa tại đảo Hawaii (Mỹ) đã tiến hóa trở thành động vật ăn thịt. Được biết, 18/20 loài sâu bướm tại đảo Hawaii tiến hóa thành "sát thủ".


Bạn đang được xem hình ảnh của một con bạch tuộc nước cạn (shallow-water octopus) săn mồi. Hầu hết các loài bạch tuộc đều là sát thủ chuyên nghiệp. Chúng có thể nhảy hẳn lên bờ để bắt mồi, và một số loài bạch tuộc còn săn cả... cá mập


Trong hình là loài cá đuối Manta - một trong những loài cá đuối lớn nhất hành tinh. Loài cá này có thể nạp một khối thức ăn bằng 13% trọng lượng cơ thể - tức là khoảng hơn 10kg thức ăn ở cá thể trưởng thành.


Ngay cả xác chết cũng không nằm ngoài vòng tuần hoàn của tự nhiên. Chỉ trong vòng một ngày rưỡi, xác chết của con thằn lằn đã bị đàn kiến rỉa tới tận xương.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất