Băng tan sẽ giải phóng hàng trăm triệu tấn khí metan
Nhóm các nhà nghiên cứu Nga, dẫn đầu bởi Tiến sĩ Igor Semiletov, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đã tiến hành khảo sát trên diện rộng khu vực đáy biển thềm lục địa ven biển Bắc Băng Dương đã phát hiện ra: các luồng khí mê-tan (một loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn gấp 20 lần so với khí CO2) đang sủi bọt trên nhiều khu vực bề mặt của Bắc Băng Dương.
Tàu nghiên cứu Nga Viện sĩ Lavrentiev, đã tiến hành khảo sát trên phạm vi 10.000 dặm vuông mặt biển, ngoài khơi bờ biển Đông Siberi, và đã triển khai các dụng cụ để giám sát hơn 100 "đài phun nước" có cấu trúc giống như ngọn đuốc; với các chùm bong bóng khí mê-tan đang sủi bọt trong những cột nước này, vốn đang phát thải trực tiếp vào khí quyển từ sâu dưới đáy biển.
"Khoảng hàng trăm triệu tấn khí mê tan, đang bị nhốt dưới tầng đóng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực. Một trong những mối lo ngại lớn nhất là: hiện tượng băng tan vào mùa hè ở biển Bắc Cực, và nhiệt độ gia tăng nhanh chóng trên toàn bộ khu vực, sẽ làm cho lượng khí mê-tan không lồ đang bị mắc kẹt có thể bất ngờ phát thải vào khí quyển, dẫn đến sự thay đổi khí hậu (trên phạm vi toàn cầu) nhanh chóng và nghiêm trọng", theo các nhà khoa học.