Băng tuyết Nam cực không chỉ có màu trắng

Sự tồn tại của vi tảo dưới băng hay phân chim cánh cụt là nguyên nhân hình thành nhiều màu sắc đa dạng và sinh động trên các lớp băng trắng ở Nam Cực.


Nam Cực thường được biết đến với hình ảnh từng đàn chim cánh cụt nổi bật trên các tảng băng trắng xóa với nhiều hình khối và kích thước khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế, màu sắc trên lục địa băng đa dạng và sinh động với các lớp băng hồng, xanh, thậm chí là nâu đen.


Thức ăn chủ yếu của chim cánh cụt là một loài nhuyễn thể nhỏ có màu hồng. Sau quá trình tiêu hóa, phân chim cánh cụt cũng có màu sắc này. Sự di chuyển của đàn chim cánh cụt trên lục địa băng tạo ra màu hồng hoặc đỏ lên các tảng băng trắng.


Bề mặt của lớp băng Buenos Aires, gần trạm nghiên cứu Esperanza của Argentina, chuyển sang màu đỏ nhờ sự tồn tại của một loại vi tảo có tên khoa học là Chlamydomonas nivalis.


Một số loại vi tảo khác mang sắc tố xanh có thể nhuộm xanh nhiều tảng băng lớn.


Vào những ngày có nhiệt độ ấm hơn, ánh nắng mặt trời làm ấm các bề mặt băng và kích thích sự phát triển của các loại tảo dưới băng, nhuộm màu băng với những dải màu sống động. Khi không khí lại trở lại, các loại vi tảo quay về trạng thái không hoạt động dưới băng.


Vi tảo nhuộm hồng bề mặt băng quanh khu vực trạm nghiên cứu Esperanza Base.


Các lớp bụi bẩn được gió cuốn đi hình thành nên màu nâu, đen hoặc các lớp màu tối. Trong ảnh, đàn chim cánh cụt đang di chuyển qua các đường băng lớn nhiều màu sắc.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất