Bảo vệ đại dương để bảo vệ bầu khí quyển

Mặc dù hấp thụ đến 25% lượng khí thải carbon toàn cầu và đóng vai trò chủ đạo trong việc cân bằng sinh thái nhưng lần đầu tiên, vấn đề bảo vệ đại dương mới chính thức được đưa vào trong chương trình nghị sự tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP21) diễn ra ở thủ đô Paris (Pháp).

Giải pháp chống biến đổi khí hậu


Bảo vệ đại dương chính là bảo vệ bầu khí quyển.

Phát biểu trong khuôn khổ chương trình "Tuần lễ hành động" tại COP21, Bộ trưởng Môi trường Pháp Segolene Royal tuyên bố "Đại dương là một giải pháp chống biến đổi khí hậu". Đối với vấn đề này, Pháp đã đưa ra một số cam kết cụ thể, như yêu cầu cộng đồng quốc tế mở rộng hệ thống giám sát về lượng khí CO2 do tất cả các tàu thuyền thải ra trên biển, cấm sử dụng túi nilon đe dọa đa dạng sinh thái biển và ven biển. Đặc biệt, Pháp mong muốn biện pháp này được áp dụng một cách rộng rãi.

Các chuyên gia cho biết, biển và đại dương chiếm 3/4 diện tích hành tinh và là nguồn điều hòa không khí tự nhiên quan trọng nhất đang hấp thụ hơn 90% hơi nóng của Trái Đất do hiệu ứng nhà kính và 25% lượng khí thải CO2 của hành tinh. Theo các nhà khoa học, nhờ có các đại dương mà nhiệt độ Trái Đất chưa bị nóng lên quá mức.

Tuy nhiên, để hấp thụ lượng khí carbon ngày càng lớn, nước biển đã bị axít hóa. Bên cạnh đó, nước biển và lòng đại dương cũng nóng lên làm tan băng, khiến mực nước biển tăng, đe dọa đời sống của 50% dân số trên địa cầu sống ở các vùng ven biển và hải đảo.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất