Bắt được cua tím siêu hiếm gây xôn xao

Vừa qua, những ngư dân ở một tiểu cảng thuộc Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc đã bắt được những con cua tím siêu hiếm gây xôn xao dư luận, lôi kéo được nhiều sự chú ý.

Tuy cua tím đặc biệt bởi màu sắc của chúng nhưng nhiều người lo ngại, nghi ngờ những con cua này đã nhiễm phải hóa chất nào đó và đổi màu hoặc chúng đã bị biến đổi gene.


Con cua màu tím được ngư dân Thanh Đảo đánh bắt được.

Trả lời báo chí, các chuyên gia cho biết, hiện tượng cua có màu tím là hiện tượng bình thường, hoàn toàn an toàn và có thể ăn như mọi con cua khác. Chỉ bởi những con cua màu tím và xanh tím vẫn còn rất hiếm trên thị trường nên nhiều người không biết thông tin về chúng, họ lo lắng rằng tình trạng ô nhiễm nước biển gây ra sự đổi màu ở những con cua.


Cận cảnh con cua tím hiếm gặp.

Trên thực tế, nếu chịu tác động của ô nhiễm nước biển, cua sẽ chết chứ không đổi màu. Sự khác biệt màu sắc có thể là một hiện tượng thích nghi sinh học. Màu sắc của những con cua biển sẽ bị ảnh hưởng độ sâu, ánh sáng, thời gian sinh sống và các yếu tố khác, sinh sống ở nơi có điều kiện khác nhau, màu sắc cơ thể con cua cũng khác nhau.

Trên thế giới cũng có những con cua tím được gọi là cua ma hay cua ma cà rồng (Vampire crab, Geosesarma sp), đây là một chi cua được tìm thấy ở Ấn Độ, vùng Đông Nam Á cho đến đảo quốc Solomon và Hawai, cua ma có nguồn gốc từ đảo Sulawesi của Indonesia.


Cua ma cà rồng.

Tuy vậy khác với cua tím mà ngư dân Thanh Đảo bắt được, cua ma cà rồng sinh sống ở những khu rừng gần nguồn nước ngọt và một nửa thời gian cua ma cà rồng sống trên cạn, thời gian còn lại sống dưới vùng nước nông. Cua ma cà rồng có nhiều màu sắc khác nhau trong đó loài thân tím, mắt vàng trông đáng sợ nhất, mặc dù vậy đây là loài động vật khá nhút nhát có thể nuôi bán cạn.


Cua ma cà rồng có đặc điểm nổi trội là thân tím ngắt, đôi mắt sáng rực luôn mở trừng trừng.

Cua ma cà rồng có đặc điểm nổi trội là thân tím ngắt, đầu càng có màu tím hoặc đỏ cam nổi bật, đôi mắt sáng rực như mắt ma, luôn mở to trừng trừng.

Cua tím rất hiếm khi được bắt gặp đặc biệt là cua tím ở biển, chính vì thế chúng thường được bán với giá cao để nuôi làm cảnh chứ không trở thành cua thương phẩm.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất