Bất ngờ kích thước các Mặt trăng lớn nhất trong Thái Dương hệ

Bạn có bao giờ nghĩ rằng Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong hệ Mặt trời? Hãy khám phá điều này qua bộ ảnh dưới đây.


Theo nghĩa tổng quát, Mặt trăng (moon) là vệ tinh tự nhiên của các hành tinh. Mặt trăng của Trái đất chỉ là một trong số các vệ tinh tự nhiên trong hệ Mặt trời. Ảnh: Một số hành tinh và mặt trăng của chúng (Pinterest).


Theo thống kê của Astronomy, Mặt trăng lớn nhất trong hệ Mặt trời là Ganymede, vệ tinh sao Mộc (Jupiter) có đường kính 5268km.


Xếp thứ nhì trong cuộc đua kích thước vệ tinh này là Titan, vệ tinh sao Thổ (Saturn) với đường kính 5152km, chỉ kém hơn Ganymede một chút.


Callisto của sao Mộc cũng có đường kính khá lớn 4821km. (Ảnh: Sea and Sky).


4 vị trí tiếp theo là các vệ tinh có đường kính trong khoảng trên dưới 3000-4000km, trong đó có Io 3643km và Europa 3122km của sao Mộc. Mặt Trăng của Trái đất có kích thước tương đối ở giữa hai vệ tinh trên với đường kính 3475km. Nhỏ nhất trong nhóm này chính là vệ tinh Triton của sao Hải Vương (Neptune) với đường kính 2707km (số liệu của Astronomy là 2700km), chỉ bằng phân nửa kích thước của nhóm 3 vệ tinh vào loại lớn nhất ở trên. (Ảnh: Astronomy).


Xếp cuối trong top 11 vệ tinh cỡ lớn nhất là 4 vệ tinh xấp xỉ bằng nhau của sao Thổ và Thiên vương (Uranus): Rhea 1529km, Iapetus 1471km (sao Thổ), Titania 1578km, Oberon 1523km (sao Thiên vương).


Ở khía cạnh ngược lại, 2 nhà vô địch tí hon nhất trong các vệ tinh là 2 Mặt trăng của sao Hỏa (Mars), Phobos và Deimos với đường kính chỉ có 22,2 và 12,4km. (Ảnh: Sea and Sky).


Điểm lại một số hành tinh có vệ tinh trong hệ Mặt trời. (Ảnh: Astronomy).


Hình ảnh lựa chọn một số vệ tinh tự nhiên trong hệ Mặt trời và kích thước tương đối so với Trái đất. (Ảnh: NASA).

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất