Bảy vật dụng phổ biến ban đầu được phát minh để dùng trong quân đội

Những khó khăn của thời chiến đã dẫn đến sự ra đời của rất nhiều vật dụng. Sau chiến tranh, một số phát minh trong thời điểm đó đã trở thành các đồ vật thông dụng hàng ngày trong đời sống dân sự. Dưới đây là bảy vật dụng ban đầu được phát minh cho quân đội.

Băng dính


Một khách hàng nhặt một cuộn băng dính tại Công ty Phần cứng Virginia ngày 13-2-2003, ở Arlington, Virginia, Mỹ. (Ảnh: Getty Images).

Băng dính phổ biến lần đầu tiên được phát minh trong Thế chiến thứ hai, chủ yếu để niêm phong đạn dược, sau đó dùng để sửa chữa thiết bị và làm băng dán tạm thời cho quân đội. Bộ phận của Johnson & Johnson đã chế tạo một loại băng dính cao su dán trên đế vải bạt – loại vải không thấm nước như lông vịt, khiến loại băng keo này còn được gọi là duct tape (băng dính vịt).

Bảo quản khô lạnh


Quả mâm xôi được trồng, ngoài cung cấp cho thị trường trái cây tươi, còn để chế biến thương mại thành trái cây đông lạnh, nước ép trái cây hoặc trái cây khô. Theo truyền thống, mâm xôi chỉ trồng một vụ mùa giữa mùa hè, nhưng với công nghệ mới, người trồng trọt và vận chuyển chúng giờ đây có thể thu lợi được quanh năm. Trong ảnh là quả mâm xôi khô đông lạnh. (Nguồn: Wikimedia Commons).

Làm khô đông lạnh là một quá trình loại bỏ nước khỏi các thực phẩm, dược phẩm dễ hỏng như trái cây hoặc huyết tương người, để giữ cho chúng không bị hư hỏng hoặc để vận chuyển dễ dàng hơn. Phương pháp này được phát minh lần đầu tiên ở Pháp cách đây hơn một trăm năm, cũng trong Thế chiến thứ hai, để các bác sĩ vận chuyển huyết tương cứu người.

Lò vi sóng


Kỹ sư Percy Spencer, người đã phát minh ra lò vi sóng.

Lò vi sóng hiện nay là một thiết bị gia dụng tiêu chuẩn để hâm nóng thức ăn, nhưng thực sự được phát minh một cách rất tình cờ. Năm 1945, khi kỹ sư người Mỹ Percy Spencer đang làm việc gần ống chân không năng lượng cao (magnetron) – một bộ phận tạo ra sóng cực ngắn (microwave) nằm bên trong radar, thì ông thấy thanh sô cô la trong túi mình tan chảy. Sau đó, ông đã nghĩ ra cách quây nơi đó lại để giữ trường điện từ mật độ cao, và quan sát thấy rằng nó ngay lập tức làm nóng bất kỳ thực phẩm nào bên trong.

EpiPen và các loại ống tiêm tự động


Trong hình minh họa này là EpiPen để tiêm thuốc epinephrine thông qua cơ chế tiêm cho những người bị dị ứng nghiêm trọng do công ty Mylan Inc sản xuất. (Ảnh: Getty Images).

Ban đầu, EpiPen là tên thương hiệu của một thiết bị tiêm tự động dùng để tiêm thuốc epinephrine để bảo vệ quân nhân khỏi chất độc thần kinh và vũ khí hóa học. Tuy nhiên, ống tiêm tự động đã trở thành vật dụng giúp tiêm thuốc di động và tự động được nhiều người sử dụng hàng ngày trên khắp thế giới để hỗ trợ mình và người thân trong trường hợp khẩn cấp như hen suyễn.

Đồ ăn đóng hộp


Thực phẩm đóng hộp được quyên góp đặt trong thùng tại trường trung học San Mateo ở San Mateo, California, Mỹ vào ngày 29-11-2017. (Ảnh: Getty Images).

Thực phẩm đóng hộp đã cứu rất nhiều sinh mạng trong suốt lịch sử tồn tại của nó, từ những người lính đến sinh viên trong ký túc xá. Người Pháp lần đầu tiên sử dụng thực phẩm bảo quản vào đầu thế kỷ 19. Đến Thế chiến thứ hai, quân đội Mỹ đã phát triển loại lon thiếc, kín hơi và bền hơn so với lọ thủy tinh của Pháp. Sau chiến tranh, nó được phát triển thành cách dự trữ thực phẩm dễ vận chuyển với thời hạn sử dụng dài hơn. Đồ ăn đóng hộp được đưa vào siêu thị, trở thành một mặt hàng lương thực chính, đặc biệt lý tưởng trong thời kỳ khủng hoảng như dịch Covid-19.

Kính râm


Kính râm Ray-Ban Aviator. (Ảnh: Wikimedia Commons).

Hơn cả giá trị thời trang khác biệt của nó, kính râm được đặt tên là Aviator Sunglasses (kính mát phi công) vì chúng được dành cho các thành viên đặc biệt của quân đội. Kính mát Aviator lần đầu tiên được quân đội Mỹ ký hợp đồng vào năm 1935 cho các phi công của Lực lượng Không quân, được thiết kế để bảo vệ họ khỏi ánh nắng trực tiếp. Các mắt kính lớn đặc trưng của nó được sử dụng hoàn toàn là để bảo vệ mắt. Ban đầu, chúng do công ty nhãn khoa Mỹ Bausch & Lomb thiết kế, nhưng hiện nay thương hiệu nổi tiếng là Ray-Ban.

Hệ thống định vị toàn cầu (GPS)


Casio công bố chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên trên thế giới được tích hợp Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) vào tháng 1-1999. Đồng hồ định vị Casio thu nhận đường truyền từ 27 vệ tinh GPS do Mỹ phát triển. Dữ liệu từ các vệ tinh này có thể được sử dụng để xác định bất kỳ vị trí nào trên Trái đất. (Ảnh: Getty Images).

Để đi du lịch và điều hướng, chúng ta hiện nay hầu như phụ thuộc vào định vị GPS của điện thoại thông minh của mình hàng ngày. Nhưng ít ai biết công nghệ này lần đầu tiên được Bộ Quốc phòng Mỹ sáng lập, ban đầu được gọi là NAVSTAR GPS. Nó được hình thành lần đầu tiên vào năm 1973, với mạng lưới vệ tinh có thể truy cập công khai vào năm 1996 dưới thời chính quyền của Tổng thống Mỹ Clinton.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất