Bên trong tòa nhà từng chứa 90% kim cương thô của thế giới

Tòa nhà nằm trong khu phố kinh doanh đồ trang sức Hatton Garden, London với đầy đủ các tiện nghi độc đáo, từ những kho chứa kim cương dưới lòng đất đến sân đỗ trực thăng tư nhân...


Trụ sở chính của công ty khai thác kim cương De Beers được đặt tại số 17 đường Charterhouse từ năm 1979. Tòa nhà như một "pháo đài" giữa trung tâm London với 90% kim cương thế giới đã được xử lý tại đây trong thời kỳ hoàng kim của De Beers. Khi thời kỳ đỉnh cao dần qua đi, chủ sở hữu của De Beers, công ty khai thác mỏ Anglo American Plc, đang chuyển khỏi tòa nhà này theo kế hoạch cắt giảm ngân sách.


Con dấu lưu niệm ở sảnh đón khách của De Beers. Philip Oppenheimer (tên trong ảnh) là cháu trai của nhà sáng lập người Mỹ gốc Anh Ernst Oppenheimer. Ersnt trở thành chủ tịch De Beers năm 1929. Hai người kế thừa sau đó là con trai ông, Harry (1957) và Nicky (1998). Trong thời kỳ độc quyền, De Beers từng lưu trữ kim cương ở đây để thao túng thị trường.


Các căn phòng và hành lang trong trụ sở này được trang trí bằng các tác phẩm nghệ thuật đương đại của David Hockney, Damien Hirst... Đây đều là quà tặng đến từ những khách hàng thân thiết của De Beers.


Kim cương được De Beers lưu giữ, phân loại và bán tại các cơ sở kinh doanh trên khắp London. Tòa nhà có khoảng 10 kho chứa kim cương, kho chính nằm trong tầng hầm.


De Beers khai thác 27,3 triệu carat kim cương trong năm 2016 và thu về 6,1 tỷ USD. Công ty tiến hành khai thác ở Botswana, Nam Phi, Canada, thậm chí ở đáy biển Đại Tây Dương tại Namibia...


Camera an ninh theo dõi hoạt động của công ty trên toàn cầu. Trụ sở De Beers ở London được coi là biểu tượng đặc trưng nhất của ngành công nghiệp sản xuất kim cương.


Nhân viên De Beers sử dụng máy tính để tính toán cách xử lý kim cương thô sao cho hiệu quả nhất.


Sân đỗ trực thăng trên nóc tòa nhà dành cho gia đình tỷ phú Oppenheimer.


Thiết bị chữa cháy gần lối ra sân đỗ trực thăng.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất