Bệnh Parkinson có khả năng bắt nguồn từ vi khuẩn đường ruột

Trong nhiều nghiên cứu trước đây về Parkinson, các nhóm nghiên cứu chỉ giới hạn phạm vi tìm hiểu ở não bộ.

Tuy nhiên, khám phá mới đây chỉ ra rằng nguồn gốc thực sự của căn bệnh quái ác này nằm ở đường ruột. Nghiên cứu chấn động này đã được đăng tải trên tạp chí Cell.


Parkinson là nổi ám ảnh của hơn 10 triệu người trên toàn cầu.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện rằng, những bệnh nhân Parkinson có đặc điểm chung là thường bị táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác trong vòng 10 năm trước khi triệu chứng run các cơ tay chân (triệu chứng chung của bệnh nhân Parkison) xuất hiện.

Nhóm đã chú ý tới sự liên đới của một nhóm vi khuẩn đường ruột tới quá trình biến đổi protein trong não, nguyên nhân chính của Parkinson.


Vi khuẩn đường ruột là nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson.

Thí nghiệm tiêm vi khuẩn đường ruột lên chuột của nhóm người mắc Parkinson và nhóm khỏe mạnh đã cho thấy, sự thay đổi protein trong não của những con chuột bị nhiễm khuẩn đường ruột từ người bệnh khiến chúng bị nhiễm bệnh và yếu đi nhanh chóng.

Trong một thí nghiệm khác, khi cho chuột tiếp xúc với mầm bệnh Parkinson thì hầu như không có sự thay đổi nào trong quá trình biến đổi protein α-synuclein cũng như là các hoạt động thể chất khác.

Với nhóm chuột bị nhiễm khuẩn và yếu đi khi được điều trị bằng kháng sinh, khả năng hồi phục tốt, mở ra hướng điều trị bằng vi sinh cho bệnh nhân Parkinson trong tương lai.

"Chúng tôi đã khám phá ra mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột với bệnh Parkinson, điều mà chưa ai nghĩ đến" – Sarkis Mazmanian, trưởng nhóm nghiên cứu phát biểu. Về bản chất thì các nhà khoa học cho rằng vi khuẩn đường ruột đã tiết ra một số chất hóa học ảnh hưởng đến hoạt động của một phần não bộ dẫn đến tổn thương.


Thực nghiệm trên chuột đã cho ra nhiều kết quả tích cực.

Hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ là phân tích và tìm ra chính xác nhóm vi khuẩn đường ruột nào trực tiếp tham gia vào nguyên nhân gây bệnh Parkinson. Nếu có thể xác định được nhóm vi khuẩn này, các nhà khoa học sẽ có thể phát hiện được bệnh sớm hơn trước khi bộc phát và não bị tổn thương nặng nề.

"Giống như nhiều loại thuốc chữa bệnh trên thị trường, từ thí nghiệm trên chuột cho đến ứng dụng trên người là một quãng đường xa, nhưng quan trọng là chúng ta đã bước được bước đầu tiên" – Mazmanian cho hay.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất