Bệnh trẻ thường gặp giao mùa Đông Xuân và cách phòng tránh

Các bệnh trẻ em thường gặp trong mùa Đông Xuân thường là những bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa,… do khả năng miễn dịch kém, cộng thêm thời tiết lạnh, mưa phùn, độ ẩm không khí cao. Hãy cùng điểm qua cách phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân qua bài viết dưới đây.

“Điểm danh” các bệnh trẻ em thường gặp trong mùa đông xuân và cách phòng tránh:

Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp

Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em là bệnh phổ biến nhất. Theo báo cáo thống kê hàng năm có khoảng 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị tử vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, chủ yếu là do viêm phổi.

Các bệnh đường hô hấp hay gặp nhất ở trẻ vào mùa Đông Xuân là viêm mũi xuất tiết, viêm họng cấp, viêm VA (Vegetation Adenoide ), viêm amiđan cấp hoặc hốc mủ, viêm xoang... Các triệu chứng thông thường là sốt, chảy nước mũi, ngạt mũi, ho, nhiều đờm…

Nếu các triệu trứng đó không được xử lý kịp thời có nguy cơ mắc hen suyễn, gây bất lợi cho sức khỏe của trẻ như gây thở khó, hạn chế việc ăn uống hoặc bú mẹ, đôi khi có thể làm nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm đến tính mạng.


Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em là bệnh phổ biến nhất giao mùa đông xuân. (Ảnh minh họa)

Do vậy, việc phòng bệnh cho trẻ là một điều hết sức quan trọng; cần mặc đủ ấm khi đi đường, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, tránh các nơi có khí than, khói bụi, khói thuốc lá,…

Đối với trẻ có triệu chứng trên, có thể điều trị bằng các vị thuốc tự nhiên: lá húng chanh, lá xương xông, bạc hà, quả chanh, quả quất,…

Bệnh tiêu chảy

Có 2 loại là tiêu chảy thường và tiêu chảy cấp.

Bệnh tiêu chảy cấp có thể do vi khuẩn, do vi nấm, do ký sinh trùng hoặc do nhóm virus đường ruột, đặc biệt là virus Rota.

Bệnh tiêu chảy do virus Rota có thể gặp quanh năm nhưng thường gặp nhất vẫn là mùa Đông - Xuân. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, dễ gây thành dịch, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.


Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em khi giao mùa Đông Xuân. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân chủ yếu là do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, thức ăn nguội hoặc chưa đủ ấm… dẫn đến các chứng trướng bụng, đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy ở trẻ em.

Đối với các triệu trứng trên có thể điều trị bằng lá hoắc hương, lá tía tô, lá ổi... Cho trẻ ăn đủ về lượng và chất cũng như ăn các loại quả có nhiều vitamin C. Đặc biệt, không nên cho bé ăn các thức ăn mang tính tanh, lạnh, đồng thời phải giữ ấm cho trẻ, nhất là vùng bụng.

Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh toàn thân do virus varicella zoster gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và thường bùng phát vào giai đoạn giao mùa Đông – Xuân.

Các triệu chứng của bệnh: sốt, nổi mụn nước li ti trên mặt (phụ huynh thường nhầm lẫn với sốt phát ban).

Bệnh nguy hiểm và rất dễ lây lan, do vậy, các bậc cha mẹ nên các các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Cách phòng ngừa thủy đậu hiệu quả và an toàn là tiêm vắc xin cho trẻ trước mùa dịch ít nhất một tháng, bởi vắc xin thủy đậu cần 2-3 tuần để phát huy tác dụng.


Tiêm vắc xin là cách tốt nhất phòng ngừa thủy đậu giai đoạn giao mùa đông xuân. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần phòng bệnh cho bản thân để tránh trở thành nguồn bệnh trung gian lây cho con. Thực hiện nguyên tắc là: không ôm, bế, cưng nựng trẻ khi đi làm về mà chưa thay đồ; không cho trẻ ăn khi chưa vệ sinh tay chân,… Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.

Ngoài ra, mùa Đông - Xuân một số bệnh về da của trẻ cũng dễ xuất hiện, tái phát nhiều lần như bệnh chàm (còn gọi là Eczema), nổi mề đay... Đây là những căn bệnh gây rất nhiều “phiền toái” cho trẻ như gây ngứa ngáy, trẻ khó chịu hay quấy khóc và gãi chỗ ngứa rất nhiều làm chảy máu, rất dễ bị nhiễm trùng da.

Các bậc phụ huynh cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám bệnh.

Viêm mũi dị ứng

Mùa xuân, phấn hoa phát tán khá nhiều trong không khí gây ngứa mũi, hắt xì hơi, chả nước mũi liên tục, nghẹt mũi ở trẻ. Đặc biệt với trẻ có cơ địa dị ứng cần tránh đến những nơi trồng nhiều hoa. Khi trẻ hít phải phấn hoa, trước tiên cần sử dụng các loại nhỏ mủi từ nước muối vô khuẩn để làm sạch phấn hoa. Sau đó cần đến bác sỹ để được chỉ định dùng thuốc hợp lý.

Viêm giác mạc

Virus gây viêm giác mạc xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân. Khi bị viêm giác mạc, trẻ sẽ cảm thấy sợ ánh sáng, thường xuyên chảy nước mắt hay bị đau và mẩn đỏ. Trong mắt trẻ xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti mọc theo từng cụm. Viêm giác mạc là bệnh nguy hiểm nên trong mùa xuân, các mẹ hãy chú ý cho con đeo kính chắn bụi và tránh tới những nơi đông người.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất