Bệnh viêm phổi là gì?

Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng. Các phế nang, đường dẫn khí trong phổi có thể chứa đầy chất lỏng hoặc mủ, gây ho có đờm hoặc mủ, sốt, ớn lạnh và khó thở.

Những điều cần biết về bệnh viêm phổi

Thông thường, có nhiều tác nhân gây ra tình trạng viêm phổi, nhưng thường do vi khuẩn, virus và nấm. Bệnh viêm phổi có nhiều mức độ khác nhau từ viêm nhẹ, đến viêm phổi nặng. Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người trên 65 tuổi có nhiều bệnh nền, hoặc hệ miễn dịch suy yếu.

Viêm phổi có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy theo nguyên nhân và mục đích phân loại, nhưng nhìn chung hiện nay viêm phổi chủ yếu được phân loại dựa trên nguyên nhân gây viêm phổi và nguồn lây nhiễm bệnh.

Phân loại viêm phổi theo nguyên nhân gây bệnh

Phân loại viêm phổi theo nguyên nhân lây nhiễm

Các triệu chứng bệnh viêm phổi

Các biểu hiện bệnh viêm phổi khác nhau từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào các yếu tố như loại vi trùng gây viêm phổi, tuổi tác và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng nhẹ thường tương tự như cảm lạnh hoặc cúm, nhưng chúng kéo dài hơn.


Bệnh viêm phổi có nhiều mức độ khác nhau từ viêm nhẹ, đến viêm phổi nặng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm phổi có thể bao gồm:

Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo viêm phổi. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể có dấu hiệu như:

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi

Viêm phổi do vi khuẩn

Vi khuẩn là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp viêm phổi cộng đồng ở người trưởng thành. Viêm phổi do vi khuẩn thường lây truyền qua đường giọt bắn (khi người khỏe mạnh hít, nuốt phải các giọt chứa đầy vi khuẩn sau khi người mắc bệnh ho hoặc hắt hơi). Những người có hệ miễn dịch suy yếu, những người có các bệnh lý nền mạn tính sẽ dễ bị viêm phổi do vi khuẩn hơn người bình thường.

Viêm phổi do nhiễm virus

Hiện nay, viêm phổi do virus nguy hiểm nhất là virus SARS-CoV-2. Ngoài ra, viêm phổi có thể do nhiều loại virus khác gây cảm lạnh, cúm.

Viêm phổi do nấm

Loại viêm phổi này do hít phải các bào tử của nấm, hay gặp ở những người có vấn đề sức khỏe mạn tính hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu. Viêm phổi do nấm phát triển rất nhanh, các bào tử nấm khi hít phải bám vào phổi. Người hút thuốc lá, sinh sống ở môi trường bụi bẩn, ẩm mốc, dễ mắc bệnh viêm phổi do nấm.

Viêm phổi do hóa chất

Viêm phổi do hóa chất hay còn được gọi là viêm phổi hít. Đây là bệnh viêm phổi rất ít gặp, nhưng mức độ nguy hiểm cao. Viêm phổi do hóa chất xảy ra với nhiều mức độ khác nhau. Mức độ nặng của tình trạng sẽ phụ thuộc vào: loại hóa chất, thời gian phơi nhiễm, thể trạng người bệnh, các biện pháp sơ cứu đã thực hiện… Ngoài ra, các hóa chất gây viêm phổi còn có thể gây hại cho nhiều cơ quan khác.

Viêm phổi bệnh viện

Là viêm phổi xảy ra sau 48 giờ nhập viện mà trước đó người bệnh không có các triệu chứng của viêm phổi. Viêm phổi bệnh viện thường do những vi khuẩn gây ra là P. aeruginosa, Acinetobacter spp, Enterobacteriacae, Haemophillus spp, S. aureus, Streptococcus spp.

Viêm phổi cộng đồng

Viêm phổi cộng đồng là cách chỉ tất cả các loại viêm phổi mà không phải là viêm phổi bệnh viện. Nguyên nhân gây ra viêm phổi cộng đồng rất đa dạng, thông thường nhất là viêm phổi do vi khuẩn, virus.

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm phổi

Trẻ em

Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là đối tượng dưới 2 tháng tuổi, là nhóm tuổi có nguy cơ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 150 triệu đợt viêm phổi xảy ra ở trẻ em các nước đang phát triển, trong đó có khoảng 11 triệu trẻ nhập viện. Viêm phổi là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tổ chức này cũng ước tính mỗi ngày có khoảng 4.300 trẻ tử vong do viêm phổi trên toàn thế giới. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc viêm phổi và có khoảng 4.000 trẻ chết vì viêm phổi.

Phụ nữ mang thai

Thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ suy giảm nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Do đó, phụ nữ mang thai dễ mắc viêm phổi. Bệnh viêm phổi trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Bệnh sẽ tác động làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ, sinh non, có thể gây sẩy thai. Đặc biệt, người bình thường mắc viêm phổi nhẹ có thể điều trị tại nhà, và bệnh có thể khỏi trong khoảng từ 2 đến 3 tuần. Đối với phụ nữ đang mang thai, nếu nghi ngờ mắc bệnh viêm phổi cần lập tức đi khám và điều trị ngay theo chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng thai nhi.

Người lớn tuổi

Người lớn tuổi có sức khỏe yếu, khả năng thích nghi kém nên vào giai đoạn thời tiết chuyển mùa mưa nắng thất thường họ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm phổi. Người cao tuổi mắc bệnh viêm phổi nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, điển hình là suy hô hấp.

Các yếu tố rủi ro khác

Bệnh nhân nằm viện có nguy cơ bị viêm phổi cao hơn nếu bạn đang ở trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng máy giúp thở (máy thở).

Người mắc bệnh mãn tính có nhiều khả năng bị viêm phổi nếu mắc bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc bệnh tim.

Hút thuốc lá làm hỏng hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể chống lại vi khuẩn và vi rút gây viêm phổi.

Hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc bị ức chế như những người bị nhiễm HIV/AIDS, đã được ghép tạng, hoặc những người được hóa trị hoặc dùng steroid dài hạn đều có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm phổi

Viêm phổi có thể có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, nhưng cũng có nhiều trường hợp viêm phổi không có triệu chứng. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh, và chỉ định cận lâm sàng cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán và tìm nguyên nhân gây viêm phổi.

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử tìm các dấu hiệu ho, khó thở, sốt và các triệu chứng khác đi kèm. Đồng thời tìm các dấu hiệu nguy hiểm như khó thở, tím tái, li bì..

Đếm nhịp thở theo dõi người bệnh thở nhanh hay chậm

Nghe phổi để tìm các tiếng ran bất thường: ran ẩm, ran nổ,…

Cận lâm sàng

Quá trình kết hợp lâm sàng và cận lâm sàng giúp bác sĩ chẩn đoán phân biệt bệnh viêm phổi với các bệnh nguy hiểm khác như: dị vật đường thở, suyễn, bệnh lý phổi bẩm sinh, hay các nguyên nhân gây suy hô hấp khác như bệnh lý tim mạch (suy tim, tim bẩm sinh)…


Viêm phổi có thể có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, nhưng cũng có nhiều trường hợp viêm phổi không có triệu chứng.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phổi

Ngay cả khi được điều trị, một số người bị viêm phổi, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao, có thể gặp các biến chứng, bao gồm:

Nhiễm trùng huyết

Vi khuẩn xâm nhập vào máu từ phổi có thể lây nhiễm bệnh sang các cơ quan khác, có khả năng gây suy nội tạng.

Suy hô hấp

Nếu bệnh viêm phổi nặng hoặc bạn mắc các bệnh mãn tính về phổi, bạn có thể khó thở và cần được cung cấp oxy. Bạn có thể phải nhập viện và sử dụng máy thở (máy thở) cho đến khi phổi lành lại.

Tràn dịch màng phổi

Viêm phổi có thể gây ra chất lỏng tích tụ trong không gian mỏng giữa các lớp mô lót phổi và khoang ngực (màng phổi). Nếu lượng dịch trong khoang màng phổi tăng lên gây khó thở, bạn có thể cần phải được chọc hút hoặc dẫn lưu dịch.

Áp xe phổi

Áp xe xảy ra nếu mủ hình thành trong một khoang trong phổi. Áp xe thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Đôi khi, phẫu thuật hoặc dẫn lưu bằng kim hoặc ống dài đặt vào ổ áp xe là cần thiết để loại bỏ mủ.

Phương pháp điều trị bệnh viêm phổi

Điều trị viêm phổi liên quan đến việc chữa nhiễm trùng và ngăn ngừa các biến chứng. Những người bị viêm phổi mắc phải trong cộng đồng thường có thể được điều trị tại nhà bằng thuốc. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Thị Mộng Trinh, chuyên khoa Hô hấp, khoa Khám bệnh, BVĐK Tâm Anh: “Mọi trường hợp viêm phổi ở trẻ dưới 2 tháng đều được xem là nặng và phải nhập viện điều trị”.

Điều trị tại nhà

Hầu hết các triệu chứng giảm bớt trong một vài ngày hoặc vài tuần, cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài trong một tháng hoặc hơn. Khi điều trị tại nhà, bạn sẽ được bác sĩ kê thuốc theo nguyên nhân gây viêm phổi. Đồng thời được hẹn đến bệnh viện tái khám theo chỉ định, hoặc đến bệnh viện ngay nếu có biến chứng khó thở, sốt cao không hạ…

Điều trị tại bệnh viện

Người lớn mắc bệnh viêm phổi nặng với biểu hiện thở gắng sức cần được đưa đến bệnh viện điều trị kịp thời. Riêng với trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi có các biểu hiện viêm phổi đều phải nhập viện cấp cứu ngay. Trẻ từ 2-5 tuổi mà không ăn uống, co giật, ngủ li bì – khó đánh thức, thở có tiếng rít cũng phải lập tức nhập viện điều trị.

Các loại thuốc cho bệnh nhân viêm phổi

Các loại thuốc điều trị bệnh viêm phổi phụ thuộc vào loại viêm phổi và mức độ nghiêm trọng của viêm phổi, tuổi tác và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Các bác sĩ thường kê các thuốc điều trị bao gồm:

Thuốc kháng sinh: Những loại thuốc này được sử dụng để điều trị viêm phổi do vi khuẩn. Có thể mất thời gian để xác định loại vi khuẩn gây viêm phổi và lựa chọn loại kháng sinh tốt nhất để điều trị. Nếu các triệu chứng không cải thiện, bác sĩ có thể đề nghị một loại kháng sinh khác.

Thuốc hạ sốt/thuốc giảm đau: Người bệnh có thể dùng những loại thuốc này khi cần thiết để hạ sốt. Chúng bao gồm các loại thuốc như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) và acetaminophen (Tylenol, những loại khác).

Cách phòng tránh bệnh viêm phổi

Tiêm phòng

Hiện nay đã có sẵn các vắc xin để ngăn ngừa một số bệnh viêm phổi, cúm. Đặc biệt, nhóm vắc xin ngừa bệnh viêm phổi cho trẻ được sử dụng rộng rãi. Các bác sĩ khuyến cáo nên chủng ngừa viêm phổi khác cho trẻ em dưới 2 tuổi và trẻ em từ 2 đến 5 tuổi có nguy cơ đặc biệt mắc bệnh phế cầu khuẩn. Để ngừa bệnh này có vắc xin PCV 10, tên thương mại là Synflorix giúp ngừa được 10 chủng vi khuẩn phế cầu khác nhau. Đối với bệnh viêm phổi người lớn, hiện có nhiều loại vắc xin ngừa Covid-19 như: AstraZeneca, Pfizer-BioNTech, Moderna, Johnson & Johnson’s Janssen…

Tăng cường vệ sinh

Để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm trùng đường hô hấp mà đôi khi dẫn đến viêm phổi, hãy rửa tay thường xuyên hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn, đeo khẩu trang. Bạn cần súc miệng hằng ngày bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn. Thói quen này giúp tiêu diệt vi khuẩn ở cổ họng, làm loãng đờm, khai thông đường thở và hạn chế tối đa các biến chứng do nhiễm khuẩn.

Không hút thuốc chủ động hoặc thụ động

Khói thuốc lá có khả năng làm hỏng khả năng bảo vệ tự nhiên của phổi chống lại nhiễm trùng đường hô hấp.

Giữ cho hệ thống miễn dịch mạnh mẽ

Cách tăng cường hệ miễn dịch đó là: ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh.

Cách chăm sóc bệnh nhân viêm phổi

Nghỉ ngơi

Trẻ có triệu chứng viêm phổi không nên đến trường học, người viêm phổi do virus cũng cần nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp, đến nơi làm việc cho đến khi khỏi bệnh.

Giữ nước

Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước, để giúp làm loãng chất nhầy trong phổi, dễ ho khạc ra hơn.

Dùng thuốc theo quy định

Dùng đúng và đủ theo đơn thuốc kê toa. Việc ngừng dùng thuốc quá sớm khi thấy giảm triệu chứng sẽ khiến phổi tiếp tục chứa vi khuẩn, từ từ nhân lên và gây tái phát bệnh viêm phổi.

Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ

Viêm phổi truyền nhiễm rất nguy hiểm, do đó cần đảm bảo vệ sinh, ngăn ngừa lây nhiễm bằng cách thường xuyên thay ra giường, chiếu, chăn màn cho người bệnh. Trường hợp chăm sóc người già bệnh viêm phổi cấp tính bị hôn mê, phải nằm lâu dài trên giường bệnh, người thân cho người bệnh sử dụng tã dán có khả năng kháng khuẩn sẽ giúp đảm bảo vấn đề vệ sinh cá nhân được tốt hơn.

Các thắc mắc về bệnh viêm phổi

1. Xét nghiệm máu có biết bị viêm phổi không?

Xét nghiệm máu có thể giúp xác định tình trạng nhiễm trùng thông qua số lượng bạch cầu. Bác sĩ có thể lấy máu từ ven để nuôi cấy, giúp xác định loại vi khuẩn gây bệnh trong trường hợp viêm phổi có biến chứng nhiễm khuẩn huyết. Tuy nhiên, để xác định loại vi khuẩn gây viêm phổi, thông thường sẽ sử dụng xét nghiệm đờm.

2. Trẻ sơ sinh bị ho có phải viêm phổi?

Các triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh khi viêm phổi là ho và ho ra chất nhầy ướt hoặc đờm. Tuy nhiên, dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh ban đầu thường nghèo nàn và không rõ ràng như bú kém hoặc bỏ bú, sốt trên 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt, thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút hoặc khó thở.

3. Viêm tiểu phế quản có phải là viêm phổi không?

Bệnh viêm tiểu phế quản và viêm phổi đều có một số triệu chứng tương đối giống nhau gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, khác nhau ở chỗ, viêm tiểu phế quản sẽ gây viêm các ống nhánh nhỏ trong phổi, còn viêm phổi là nhiễm trùng bên trong phổi.

4. Viêm phổi có phải nằm viện không?

Không phải tất cả các trường hợp trẻ bị viêm phổi đều cần điều trị tại bệnh viện. Trẻ có thể điều trị tại nhà nếu ở mức độ nhẹ để tránh lây nhiễm thêm vi khuẩn, virus tại bệnh viện gọi là nhiễm trùng bệnh viện.

5. Viêm phổi có phải kiêng gì không?

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra, đồ ăn nhiều muối, thịt, tinh bột là nguyên nhân làm tăng tình trạng đờm và ho. Người ăn nhiều thịt, tinh bột tinh chế và natri sẽ tăng nguy cơ ho dai dẳng hơn những người ăn nhiều đậu và trái cây. Do đó, khi viêm phổi, bạn nên hạn chế ăn thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế.

6. Viêm phổi có phải uống thuốc kháng sinh không?

Thông thường các đợt viêm phổi cấp do vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng,… gây ra thường được điều trị kháng sinh trong khoảng thời gian từ 7- 14 ngày. Đối với những trường hợp viêm phổi nặng với biểu hiện khó thở, thở rút, thì phải điều trị kháng sinh trong vòng 15 – 20 ngày.

7. Viêm phổi có thể tự khỏi không?

Theo thống kê, có tới hơn 50 loại viêm phổi ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh viêm phổi cũng có thể tự khỏi, nhưng cũng có nhiều trường hợp biến chứng tử vong như viêm phổi do virus SARS-CoV-2. Chính vì thế, người có triệu chứng nghi ngờ bệnh viêm phổi, cần đến khám bệnh tại các trung tâm y tế, bệnh viện uy tín. Không nên chủ quan nghĩ viêm phổi có thể tự khỏi mà không điều trị hoặc điều trị không đúng cách dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

8. Viêm phổi có nguy hiểm không?

Viêm phổi là bệnh lý tương đối nguy hiểm với nhiều biến chứng khó lường. Đặc biệt, căn bệnh viêm phổi do virus SARS-CoV-2 đang đe dọa sức khỏe toàn cầu. Hiện số lượng người tử vong vì nhiễm Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Do đó, bạn nên có phương pháp chủ động phòng ngừa bệnh viêm phổi cho bản thân và gia đình bằng cách giữ gìn vệ sinh, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc nơi đông người khi dịch Covid-19 chưa được kiểm soát.

9. Bệnh viêm phổi có chữa được không?

Bệnh viêm phổi có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời. Phương pháp điều trị cần phù hợp với từng triệu chứng và tình hình phát triển của bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi bệnh đã chuyển biến nặng, việc điều trị sẽ hết sức khó khăn.

10. Viêm phổi và ung thư phổi giống hay khác nhau?

Viêm phổi và ung thư phổi đều có một số triệu chứng giống nhau như ho, tức ngực, mệt mỏi, chán ăn. Cả 2 đều có triệu chứng phổ biến nhất là ho, tuy nhiên ho do ung thư phổi sẽ là ho dai dẳng kéo dài trên 2 tuần, dùng các loại thuốc kháng sinh nhưng tình trạng không thuyên giảm, đặc biệt ho kèm theo máu cần cảnh giác. Thông thường những bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn đầu thường có triệu chứng không rõ ràng, bệnh nhân dễ nhầm lẫn với một số căn bệnh khác. Do đó, bệnh nhân cần được khám, sử dụng thêm các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác.

11. Bệnh viêm phổi có tái phát không?

Hiện nay, không hiếm trường hợp viêm phổi trẻ em tái đi tái lại nhiều lần. Viêm phổi tái phát có thể dẫn đến những biến chứng nặng, thậm chí tử vong.

12. Viêm phổi có gây tiêu chảy, đau lưng không?

Bệnh viêm phổi có thể gây tiêu chảy, nôn mửa đối với người trưởng thành và trẻ nhỏ. Ngoài ra, viêm phổi xảy ra khi màng mỏng lót và bảo vệ khoang phổi bị tổn thương nghiêm trọng. Bệnh gây ra những cơn đau nhói tại vùng lưng sau phổi, có thể kèm theo sốt cao và ho.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất