Béo bụng tăng nguy cơ loãng xương ở nam giới

Béo bụng không chỉ tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch mà còn đe dọa đến hệ thống xương của các quý ông.

Phó giáo sư khoa phóng xạ thuộc trường y Harvard, Miriam Bredella, đồng thời đang làm việc tại bệnh viện Masachussett, cho biết: “Các quý ông nên biết, mỡ thừa ở bụng là nguy cơ gây bệnh tim, tiếu đường và cũng là nhân tố gây ảnh hưởng đến mô xương”.

Theo số liệu của Trung tâm thống kê và chăm sóc sức khỏe quốc gia, hơn 37 triệu đàn ông Mỹ độ tuổi lớn 20 có "bụng bia". Chứng béo phì gây ra bệnh hen suyễn, cao huyết áp, lượng cholestron cao và đột quỵ. Tuy nhiên, theo nhiều nhà khoa học, dù có thể gây ra nhiều bệnh, nhưng chứng béo phì không làm ảnh hưởng đến xương của nam giới.

“Phần lớn các nghiên cứu về bệnh loãng xương đều tập trung vào phụ nữ. Mọi người cho rằng đàn ông thường không bị bệnh này”, bà Bredella nói.

“Bụng bia” không chỉ tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch mà còn đe dọa đến hệ thống xương của các quý ông.

Tuy nhiên không phải mỡ ở tất cả các cơ quan đều có cấu tạo giống nhau. Mỡ ở dưới da thường nằm sâu dưới mô cơ của bụng. Khối lượng mỡ bị ảnh hưởng bởi tính di truyền, dinh dưỡng và mức độ hoạt động thể chất. Mỡ thừa xung quanh các cơ quan nội tạng dễ dẫn đến các bệnh tim mạch.

Tiến sỹ Bredella và các cộng sự đã đánh giá tình trạng của 35 người đàn ông khá béo ở độ tuổi 34 và có chỉ số cân nặng/thể trạng là 36,5. Tất cả họ đều trải qua quá trình chụp cắt lớp khoang bụng và mông để đánh giáo trọng lượng mỡ và cơ. Ngoài ra họ còn được chụp phần cẳng tay. Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng một chương trình đặc biệt đánh giá độ chắc của xương và xác định nguy cơ gẫy dập.

Các nhà bác học đã nhận ra rằng những người đàn ông có khối lượng mỡ bên trong và mỡ bụng nhiều, xương thường dễ gẫy hơn so với những người có ít mỡ.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất