Bí ẩn đằng sau khả năng phóng điện của nhiều loài cá

Các nhà khoa học mới đây đã vén bức màn bí ẩn về khả năng phóng điện kỳ diệu của nhiều loài cá khiến con người vừa ngưỡng mộ vừa khiếp sợ.

>>> Video: Xem cá chình phóng điện giết chết cá sấu

Hàng triệu năm về trước, nhiều loài cá phóng điện đã biến những tế bào cơ thành "những nhà máy điện" nhờ cùng có một bộ gene đặc biệt và một chuỗi phản ứng hóa sinh phát triển tế bào.

Đây là kết luận của nghiên cứu đăng trên tạp chí Khoa học do các nhà gene học trên khắp thế giới hợp tác tiến hành.


Cá chình điện Amazon. (Nguồn: otlibrary.com)

Điểm đáng chú ý là cả sáu bộ cá phát điện này có hình dáng và bộ phận phát điện khác nhau, tiến hóa độc lập với nhau ở những khu vực hoàn toàn cách biệt, từ vùng đầm lầy Amazon đến những tầng đáy biển tăm tối, song lại sở hữu chung một bộ gene giúp chúng trở thành những loài sinh vật độc đáo nhất thế giới.

Theo các nhà khoa học, tất cả các tế bào trong các cơ thể sống đều chứa điện tích và phóng ra một lượng điện rất nhỏ mỗi khi co rút.

Tuy nhiên, hàng trăm triệu năm trước, bộ gene đặc biệt ở những loài cá phóng điện đã khuyếch đại lượng điện nhỏ bé đó bằng cách khiến những tế bào cơ này phát triển lớn hơn, sắp xếp thành các chuỗi và dễ dàng phóng lượng điện lớn khi có kích thích. Nguyên nhân khả năng này chỉ phát triển ở loài cá do nước là môi trường truyền điện tốt.

Cá chình điện Amazon là loài động vật đạt đến trình độ bậc thầy về tài năng thiên phú này với khả năng phóng những dòng diện lên tới 600V và phóng liền một lúc từ 10-30 lần không biết... mệt. Để đạt đến đẳng cấp đó, khoảng 90% cơ thể loài cá này là những tế bào phát điện.

Các bộ cá phát điện còn có cá da trơn điện châu Phi, cá quái bạc châu Phi, cá sao Nhật, một số loài cá đuối điện.

Các nhà khoa học cho rằng cơ chế phóng điện lần đầu tiên xuất hiện ở loài cá là khoảng 150 triệu đến 200 triệu năm về trước. Các loài cá phóng điện sử dụng khả năng này để giao tiếp, tìm kiếm, săn mồi cũng như làm tê liệt kẻ thù.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất