"Bí ẩn rợn người” ở những ngôi làng được cho là “ma ám”
Luôn bị ám ảnh bởi quá khứ, những ngôi làng ma ám dưới đây khiến người nghe phải rùng mình mỗi khi nhắc đến.
Lawers, Scotland
Ngôi làng Lawers được rao bán kèm theo một cảnh báo: ngôi làng ma ám đang bị nguyền rủa. Theo các câu chuyện, một thầy bói sống hồi thế kỷ 17 đã buông lời nguyền rủa một cây tần bì trong làng. Sau khi chết, người thầy bói trên được chôn cất bên cạnh cây tần bì.
Đến năm 1895, một nông dân đã chặt hạ cây tần bì trên. Không lâu sau, người đàn ông trên bị một con bò húc dẫn đến nhiều chấn thương và tử vong. Một người hàng xóm đã cố cứu người đàn ông bị bò húc nhưng về sau lại phát điên. Con ngựa được dùng để kéo, đốn hạ cây tần bì cũng chết không rõ lí do.
Một số người cho hay nhìn thấy hồn ma một người phụ nữ ở khu vực trên và tin rằng đó là linh hồn người thầy bói buông lời nguyền rủa nghiệt ngã năm xưa.
Oradour-sur-Glane, Pháp
Ngày 10/6/1944, làng Oradour-sur-Glane bị phát xít Đức tấn công. Tất cả đàn ông bị bắt, bắn vào chân và đưa lên giàn thiêu. Chỉ có 5 người may mắn thoảt khỏi cuộc thảm sát đó. Không những thế, phát xít Đức còn dùng súng máy và lựu đạn giết chết phụ nữ và trẻ em trong làng. Cả Oradour-sur-Glane chìm trong biển lửa và bị phá huỷ hoàn toàn.
Vẻ hoang tàn của làng Oradour-sur-Glane cũ. (Ảnh: Adrian Farwell.)
Năm 1958, một ngôi làng mới cùng tên được xây dựng gần vị trí ngôi làng cũ. Tuy nhiên, người dân từ chối đặt chân đến phần tàn tích còn sót lại. Họ cho hay đã nhìn thấy linh hồn người chết, từ đàn ông đến phụ nữ, trẻ em đi lang thang trong làng vào ban đêm và ngửi thấy mùi gỗ cùng thịt người cháy khét.
Thị trấn Colobraro, nằm ở miền Nam Italy
Được mệnh danh là thị trấn bị quỷ ám nhất châu Âu. Người dân sống ở thị trấn này và các vùng phụ cận thậm chí còn không dám gọi thẳng tên ngôi làng. Họ thường gọi là "ngôi làng đó" để tránh bị quỷ ám.
Thậm chí theo nhiều người chia sẻ thì cảnh sát địa phương còn không dám phạt xe chạy quá tốc độ vì sợ bị nguyền rủa. Tuy là một thị trấn bị "ma ám" nhưng thị trấn này lại rất nhộn nhịp, hằng năm có rất nhiều khách du lịch đến tham quan nơi đây và tham gia lễ hội ma thuật vào mùa hè.
Theo nhiều người, lời nguyền về thị trấn này bắt nguồn từ rất xa xưa và liên quan đến cái tên Colobraro. Tên gọi này có nguồn gốc từ "coluber" có nghĩa là "con rắn" theo tiếng Latin và nó tượng trưng cho cái ác.
Vào đầu thế kỷ 20, Biagio Virgilio là một luật sư giàu có tại vùng này. Ông chưa bao giờ thua một vụ kiện nào và có rất nhiều kẻ thù. Trong một vụ án tại tòa, người luật sư này đã lớn tiếng nói: "Nếu tôi nói sai, chùm đèn này sẽ rơi xuống" và chuyện đó xảy ra thật khi ông vừa dứt tiếng.
Tuy không làm ai bị thương nhưng nó đã làm tên tuổi người luật sư bị gắn liền với điềm xấu. Từ đó về sau, bất cứ chuyện gì không may xảy ra trong làng người ta đều gán cho ông. Vì thế ông phải dọn nhà đi khỏi thị trấn.
Rất lâu sau này, một nhà nhân chủng học tới tìm "fattucchiera" - phép thuật gỡ bỏ lời nguyền và gặp được một phụ nữ già gọi là "La Cattre". Tuy chưa bắt tay vào hóa giải, nhóm nghiên cứu đã liên tiếp gặp nhiều vụ tai nạn bí ẩn, các vụ sạt lở đất... họ đã gọi La Cattre là phù thủy và tố cáo vùng đất Colobraro đã bị quỷ ám.
Người Italy khá mê tín và những vụ việc được đồn thổi xung quanh ngôi làng càng làm cho người ta tin rằng nó thực sự bị quỷ ám. Tuy nhiên, có một điều khôi hài là lời nguyền chỉ xảy ra với du khách và những người yếu bóng vía.
Người dân tin rằng ngôi làng bị ma ám
Badi nổi tiếng với ngôi đền Hilaanj và mỗi khi có một linh hồn phải từ giã cõi đời, người ta lại mang vật tế lễ ra đó cầu mong phước lành sẽ đến. Những vị cao niên ở Badi cho rằng, ngôi làng đang bị ma ám và "con ma" càng ngày càng to khiến lượng người nó bắt càng đông.
Lý giải này không được các nhà nghiên cứu khoa học Ấn Độ đồng tình, nhưng ở Badi, người dân vẫn tin vào điều đó như một lẽ tự nhiên. Hàng ngày, người ta vẫn là Hilaanj cầu nguyện, đặt lễ vật vào buổi tối với vẻ thành kính. Nhà nào có người chết thì kéo cả ra đó sám hối, cầu nguyện nhưng tuyệt nhiên không than vãn. Họ cho rằng, thần linh đang nổi giận và khi chưa tìm được nguyên nhân ngài giận thì chỉ có thể là... ma ám.
Kiran Bedi, người đàn bà ngót 70 tuổi cho biết, trong số những trường hợp tự tử từ đầu năm, có rất nhiều câu chuyện kỳ quái và rùng rợn. Vì thế, người làng Badi chưa tìm ra lý giải nào thỏa đáng cho những cái chết.