Bí mật đằng sau cái chết của vị Pharaoh cuối cùng

Hoàng đế Ai Cập Ramesses Đệ Tam - vị Pharaoh cuối cùng trong lịch sử - được đánh giá là một nhà vua anh minh, nhà quân sự lỗi lạc. Năm 1155 TCN ông chết một cách đột ngột đầy bí ẩn bởi một âm mưu kinh hoàng...

Theo sử sách thì Ramesses Đệ Tam nắm quyền tối cao cai trị Ai Cập từ năm 1186 TCN tới năm 1155 TCN. Triều đại của ông kéo dài 31 năm, những năm tháng này cũng chính là quãng thời gian tăm tối nhất trong lịch sử của Ai Cập. Chiến tranh, nạn đói, lòng tham và âm mưu chiếm đoạt vương quyền đã nhấn chìm Ai Cập thịnh vượng mà đỉnh điểm của nó chính là cái chết của Ramesses Đệ Tam.

"Một nhà vua lỗi lạc, anh minh và có tài thao lược quân sự" là những lời mà sử sách quốc gia này đã ghi chép về vị Pharaoh cuối cùng này. Bằng nỗ lực của bản thân, trách nhiệm của một "thiên tử" ông đã lãnh đạo các chiến binh tạo nên các chiến thắng vang dội trên chiến trường, dìu dắt những người nông dân vượt qua cái đót khát trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên.


Xác ướp của Ramesses Đệ Tam còn nguyên vẹn sau gần 3000 năm ông mất.

Nhân dân, tướng sĩ tôn kính Ramesses Đệ Tam nhưng trong nội bộ gia đình ông thì ngược lại. Chính những mâu thuẫn âm ỉ này đã tạo ra một vụ ám sát "kinh hoàng nhất trong lịch sử cổ đại". Kết quả là nhà vua chết, xoá xổ đế chế của những vị Pharaoh và Ai Cập rơi vào suy thoái trầm trọng. Suốt 3000 năm sau cái chết của nhà vua đáng kính này luôn là một bí ẩn, phải tới năm 2016 với sự trợ giúp của các trang thiết bị tinh vi và hiện đại, các nhà khoa học mới công bố "lời giải" khiến nhiều người choáng váng.

Theo Tạp chí Y học Anh British Medical Journal, các nhà khoa học Đức, Italy, Ai Cập đã nghiên cứu xác ướp còn nguyên vẹn của Ramesses Đệ Tam. Hình ảnh ghi lại từ phương pháp chụp CT khiến mọi người sốc nặng: xác ướp cổ cho thấy, thanh quản và động mạch chủ của tử thi bị cắt đứt, gây ra vết thương rộng tới 70mm và gần như chạm tới cột sống. Vết cắt sắc làm tổn thương nghiêm trọng phần mô mềm phía trước cổ.

"Không còn nghi ngờ gì nữa, Ramesses Đệ tam đã qua đời vì chính vết cắt chí mạng nói trên" - nhà khoa học Albert Zink, viện Nghiên cứu xác ướp và người băng EURAC Italy khẳng định.


Vết thương chí mạng ở cổ nhà vua được che đậy bằng các lớp vải bọc kín bên ngoài khi ướp xác.

Vậy ai là người gây ra cái chết khủng khiếp này của Ramesses Đệ tam?

Thật trùng hợp là các nhà khảo cổ đã phát hiện một cuộn giấy cói có ghi lại một phiên toà xét xử có niên đại vào thời Ramesses Đệ Tam. Tài liệu này sau khi được giải mã cho biết rằng có một âm mưu từ hậu cung của hoàng gia nhằm vào nhà vua trong một buổi lễ tại Medinet Habu. Âm mưu này do Tiye - là một trong ba hoàng hậu nổi tiếng của hoàng đế - là chủ mưu. Hai hoàng hậu còn lại là Tyti và Iset Ta-Hemdjert. Tiye đã lên kế hoạch ám sát chồng mình để đưa con trai của bà lên kế vị ngai vàng thay vì để Thái tử Ramesses Amonhirkhopshef (con của hoàng hậu trưởng Tyti) lên ngôi.

Ngoài hoàng hậu Tiye và con trai, cuộn giấy còn tiết lộ có rất nhiều người nắm quyền hành cao trong bộ máy nhà nước đã dính líu tới vụ ám sát này. Có thể kể đến là bảy quản gia của hoàng gia (một chức vụ đáng kính), hai quan coi quốc khố, hai người lính cầm cờ, hai viên ký lục hoàng gia và một viên quan truyền tin... Nhưng trong tài liệu cổ này cũng không khẳng định rằng những người này có bị hành quyết hay không, hoặc họ đã bị xử tội theo một cách thức nào đó.


Ngoài vết thương ở cổ thì Ramesses Đệ Tam được cho rằng còn bị nhiều người tấn công cùng lúc. Trong ảnh là bàn chân của ông, các nhà khoa học khẳng định ông đã bị mất ít nhất là 1 ngón chân...

Cái chết của Pharaoh Ramesses Đệ Tam đã khép lại lịch sử của các vị Pharaoh lẫm liệt của Ai Cập cổ đại. Sự sụp đổ không thể cứu vãn được của Ai Cập sau đó đã không tạo ra một Pharaoh nào nữa. Ramesses Đệ Tam bởi vậy chính là vị Pharaoh cuối cùng trong lịch sử, vụ án của ông cũng được xem là tàn bạo nhất thời cổ đại.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất