Bị rắn độc cắn, những điều nên và không nên làm để tránh nguy hiểm

Mùa mưa là giai đoạn sinh nở, phát triển của rắn, đặc biệt các loài rắn độc. Khi bị rắn độc cắn, để giảm tối đa tác hại của nọc rắn với cơ thể, bên cạnh cách sơ cứu, triệu chứng, cũng cần biết những gì "nên" và "không nên" làm, tránh nguy hiểm.

Sơ cứu đúng cách

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Quân - khoa hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện thành phố Thủ Đức - cho biết nhận biết rắn độc cắn và sơ cứu bị rắn độc cắn đúng cách là vô cùng cần thiết. Các phương pháp sơ cứu gồm:

Quấn chặt quanh toàn bộ chi bị cắn bắt đầu từ ngón tay hoặc ngón chân đi lên, sau đó quấn luôn cả thanh gỗ hoặc kim loại cố định chi bị cắn. Băng được quấn chặt như những trường hợp bị bong gân, nhưng không quá chặt đến độ mất hết mạch ngoại vi.

Không được mở băng cho đến khi nạn nhân được chở đến cơ sở y tế có đủ phương tiện hồi sức cấp cứu. Phương pháp này áp dụng cho nạn nhân của các loại rắn có độc tố tác động trên hệ thần kinh (rắn biển, rắn hổ, cạp nong, cạp nia).

Sau khi sơ cứu, nạn nhân phải được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế một cách an toàn và dễ chịu nhất trong điều kiện có sẵn, tránh để nạn nhân cử động, nhất là chi bị cắn vì làm tăng hấp thu độc tố vào máu. Nạn nhân phải được khiêng hoặc chở bằng xe, không để tự đi.


Có thể nhận ra được một số loại rắn độc thường gặp dựa vào các đặc điểm đặc trưng bên ngoài của rắn.

Những điều không nên làm

Theo TS Lê Xuân Dương - khoa cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, phân biệt rắn độc và rắn không độc nhiều khi rất khó. Tuy nhiên có thể nhận ra được một số loại rắn độc thường gặp dựa vào các đặc điểm đặc trưng bên ngoài của rắn: rắn hổ mang (khi chuẩn bị tấn công thì cổ bạnh, phát âm thanh đặc trưng), rắn cạp nong (thân mình 'khúc vàng khúc đen'), rắn cạp nia (thân mình 'khúc trắng khúc đen'), họ rắn lục (đầu to hình thoi hoặc tam giác).

Rắn độc thường có hai răng độc lớn (còn gọi là móc độc) và thường ở vị trí răng cửa hàm trên, do đó khi cắn thường để lại vết cắn đặc trưng có thể giúp phân biệt rắn độc. Răng rắn độc đóng vai trò như một kim tiêm dưới da hoặc tiêm vào bắp thịt.

Một số loại rắn hổ mang mặc dù ở cách nạn nhân một khoảng cách vẫn có thể phun nọc độc về phía nạn nhân và gây tổn thương mắt, có thể từ đó gây nhiễm độc toàn thân.

Khi bị rắn cắn không nên sử dụng các biện pháp sau:

Đề phòng rắn cắn

Bị rắn độc cắn, sơ cấp cứu thế nào?

5 mẹo dân gian khiến rắn sẽ không dám bén mảng tới gần nhà bạn

Làm thế nào khi bị rắn lục đuôi đỏ tấn công?

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất