Biên giới cuối cùng trong khoa học là gì?

Quan điểm của Alan Stern sẽ cho chúng ta tiếp cận cái nhìn về việc nghiên cứu biên giới cuối cùng trong khoa học của một nhà khoa học thuộc trung tâm NASA.

Mỗi loài có một đặc điểm đặc biệt, một lợi thế tiến hóa cho phép chúng tồn tại và phát triển... Đặc điểm đặc biệt chúng ta thực sự cần đến tất nhiên là bộ não của con người. Cụ thể hơn, đó là khả năng chúng ta tìm hiểu và khám phá, tìm kiếm thông tin mới và sau đó truyền đạt những gì chúng ta học để những người khác cùng loài có thể xây dựng dựa trên (và nâng cao) nó.

Tuy nhiên rất ít người thật sự hiểu tầm quan trọng của kiến thức này và việc khám phá như Alan Stern. Alan Stern là điều tra viên chính và dẫn nhiệm vụ New Horizons, đưa tàu thăm dò lên sao Diêm Vương thuộc trung tâm NASA. Ông là người (theo nghĩa đen) đang góp phần đưa con người đến thế giới mới.

Diêm vương tinh: hành trình đến cõi chưa biết

Hơn 70 năm qua, Sao Diêm vương (Pluto) là hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời của chúng ta. Đến năm 2003, Hiệp hội thiên văn Quốc tế - International Astronomical Union (IAU) quyết định xếp lại hành tinh này như một hành tinh lùn. Nó xa Mặt trời đến 58 tỉ km trong khi đó, Trái đất chỉ xa hơn Mặt trời khoảng 150 triệu km. Diêm Vương tinh là một quả cầu toàn đá núi.


Diêm vương tinh - (Ảnh: NASA).

Alan Stern là người đứng đầu nhiệm vụ New Horizons của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hướng đến Sao Diêm vương. Mất 9 năm, vượt qua 4,8 tỷ km năm 2015, New Horizons đã bay ngang và cung cấp nhiều hình ảnh, làm thay đổi cách nhìn nhận về hành tinh này.

Tại Edison Awards 2016, Alan Stern từng nhấn mạnh giá trị của kiến thức và việc khám phá cái chưa biết. Ông cũng nói về những chiến công vĩ đại mà chúng ta có thể thực hiện khi là một xã hội và là một thế giới, khi chúng ta thực sự đầu tư vào những điều này.

Tại sao phải rời Trái Đất?

Nhà khoa học này cho rằng có rất nhiều lý do nhưng đối với ông, hai lý do sau đây là chính. "Vượt trên việc chúng ta đang tái tạo những tri thức là chúng ta sáng tạo một xã hội lớn hơn. Chúng ta tiến hành những thăm dò lớn, mang tính lịch sử. Đó là điều mọi người đọc không phải 1 tuần, 1 tháng sau mà là nhiều thập niên và thế kỷ sau đó nữa. Nó đánh dấu mong muốn thời đại của chúng ta - một xã hội lớn hơn".

Tóm lại, những điều mà chúng ta đầu tư vào (dù có là các môn thể thao, chiến tranh hay khoa học) đều là sự phản ánh trực tiếp của cả hai thứ giá trị chúng ta đang nắm giữ và xã hội mà chúng ta đang xây dựng.

Stern nói thêm trong khi các doanh nghiệp mở rộng toàn cầu rõ ràng có tác động xã hội lên tất cả và cũng ảnh hưởng lớn đến các cá nhân. Ông khẳng định: "Nó truyền cảm hứng. Đặc biệt, nó khiến người trẻ quay trở lại với khoa học, công nghệ, máy móc và toán học. Nó truyền cảm hứng cho họ trở thành một phần của kiến thức và các nền kinh tế công nghệ cao".


Alan Stern - (Ảnh: NASA).

Stern tiếp tục bằng cách nêu bật tầm quan trọng của khuyến khích như vậy: "Không có gì trong những cái chúng ta làm với công nghệ, quản lý, sự đổi mới, không có gì trong khoa học mà chúng ta có thể đạt được quan trọng như cách chúng ta chạm vào người khác với dự án truyền cảm hứng như thế này".

Ông kết luận bằng cách lưu ý rằng trong các khía cạnh này, thông qua thăm dò và khám phá "chúng ta làm điều lớn hơn một chút so với cuộc sống đó là chúng ta tạo ra tương lai".

Chúng ta đi đâu tiếp?

Chúng ta đã đến Diêm Vương tinh và chúng ta đang trên đường đi đến vành đai Kuiper. Chúng ta thậm chí đã du lịch vào không gian liên sao, giờ chúng ta đi đâu tiếp?

Tất nhiên còn nhiều không gian để khám phá nhưng khi nói về kế hoạch mới, Stern không đề cập đến việc tìm hiểu người ngoài hành tinh hay dự án chinh phục một hành tinh xa xôi, Alan Stern đề cập đến nhân loại.

"Điều tôi quan tâm nhất, thích thú nhất là phải làm sao tăng vòng đời con người, vì khi người ta sống gấp 2, 3 lần tuổi thọ hiện tại, sẽ thay đổi xã hội theo cách cơ bản".

Ông cho rằng gia tăng tuổi thọ sẽ làm thay đổi cách chúng ta nghĩ và sống: "Cách chúng ta quan tâm về môi trường là bởi chúng ta gắn bó với nó rất lâu. Cách chúng ta quan tâm về tương la và về cách chúng ta sống cúng nhau... Tôi nghĩ tất cả những điều đó sẽ được biến đổi hoàn toàn khi vòng đời mở rộng. Tôi nghĩ đó chính là biên giới thú vị nhất trong khoa học".

Và cuối cùng, điều mà mọi khoa học và khám phá thực hiện là nhằm làm loài người chúng ta tốt hơn.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất