Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc
Bộ tộc Aghori này thường khỏa thân, dùng sọ người làm cốc, cắn đứt đầu các động vật sống và ngồi thiền trên xác chết.
Các thành viên bộ tộc Aghori ở Varanasi bí ẩn sống ở những khu hỏa táng (nơi được cho là có sự hiện diện của thần Shiva và nữ thần Kali Ma) và ăn thịt người là một nghi lễ của họ. Bộ tộc này còn dùng sọ người làm cốc, cắn đứt đầu các động vật sống và ngồi thiền trên xác chết để được khai sáng. Không chỉ vậy, người Aghori còn bôi lên cơ thể tro từ các xác chết được hỏa táng.
"Bao quanh họ là một tấm màn bí ẩn, người Ấn Độ sợ họ và cho rằng họ có thể tiên đoán tương lai, đi trên mặt nước cũng như thực hiện những lời tiên tri độc địa", nhiếp ảnh gia Ostinelli, người thực hiện bộ ảnh về bộ tộc độc đáo này chia sẻ.
Bộ tộc này còn dùng sọ người làm cốc, cắn đứt đầu các động vật sống và ngồi thiền trên xác chết để được khai sáng.
Các tăng lữ của bộ tộc Aghori sử dụng cần sa, rượu và thiền để đạt tới trạng thái thức tỉnh và tới gần thần Shiva của đạo Hindu.
Người Aghori cũng tin rằng, bằng việc thực hiện những điều người khác coi là cấm kỵ, họ sẽ đạt được sự khai sáng.
Ở Ấn Độ, người chết thường được hỏa táng và sau đó tro rắc xuống sông Hằng. Tuy nhiên có những thi thể được thả xuống mà không qua hỏa táng. Người Aghori nhặt những thi thể đó và dùng trong các nghi lễ khai sáng tinh thần. Họ ăn thịt và xây ban thờ từ những thi thể này.
Người Aghori còn bôi lên cơ thể tro từ các xác chết được hỏa táng.
Lời truyền tụng đó càng được khẳng định bởi thói quen sinh sống ở nghĩa trang và các khu hỏa táng, nơi mang đậm không khí chết chóc. Người Aghori xa lánh các tài sản vật chất và thường khỏa thân. Đây là một biện pháp để tách khỏi những ảo giác trần tục và thể hiện cơ thể con người ở dạng thuần khiết nhất.
Dù có vẻ ngoài đáng sợ nhưng người Aghori thực ra rất nhân từ. Họ lập nên trại dành cho người bị bệnh phong và chăm sóc, chữa trị cho hàng trăm nghìn bệnh nhân.
Những người Aghori ngày nay có nguồn gốc từ thế kỷ 17, với người khởi xướng là Baba Kinaram. Kinaram theo Thanh giáo và được cho là thọ tới 170 tuổi.